“Thật đáng tiếc, trong những tuần gần đây, trong kiến trúc kiểm soát vũ khí đã xảy ra những chuyện gây ra những hậu quả chuyển động ngược –việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở là một trong số đó, cũng như sự phát triển đáng lo ngại xung quanh chương trình hạt nhân Iran. Tránh khỏi cuộc chạy đua vũ trang là vấn đề sống còn cho nhân loại”, - Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói.
Yếu tố trọng tâm của kiểm soát vũ khí hạt nhân
Ông Heiko Maas kêu gọi "làm mọi điều trong khả năng của chúng ta" để "vượt qua sự trì trệ trong giải trừ hạt nhân".
Theo Bộ trưởng Đức, tất cả các quốc gia tham gia sáng kiến Stockholm chia sẻ khẳng định này. Hồi tháng 2, tại cuộc gặp ở Berlin, họ đã đưa ra các biện pháp cụ thể làm động lực mới trong quá trình giải trừ vũ khí. Ông Maas nói thêm rằng ngày càng có nhiều quốc gia ủng hộ gói biện pháp này. Ông nhắc lại Hiệp ước Không phổ biến vũ khí đã bước sang tuổi 50 trong năm nay, vẫn là "yếu tố trọng tâm của kiểm soát vũ khí hạt nhân", cần được "bảo tồn cho tương lai".
Ngoài Đức và Thụy Điển, có 14 quốc gia khác đã tham gia sáng kiến Stockholm, được lập ra năm 2019. Tại hội nghị tháng 2 ở Berlin, các thành viên đã trình bày kế hoạch “Stepping Stones” gồm 22 bước để phát triển hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân. Hội nghị tiếp theo ở cấp bộ trưởng ngoại giao sẽ được tổ chức vào năm 2021 tại Jordan.