Tuy nhiên, Bộ trưởng không bác bỏ quy tắc hoạt động cảnh sát - nên làm bất động nghi phạm bằng cách làm nó nằm sấp – phương pháp này thường được sử dụng ở Pháp và bị cấm ở một số quốc gia. Cái chết của George Floyd ở Mỹ đã khiến người dân Pháp liên hệ tới phương thức bắt giữ này thường được áp dụng ở Pháp và đã dẫn đến cái chết của một số người. Luật sư Laurent-Franck Liénard, người bảo vệ nhiều sĩ quan cảnh sát, bình luận về nội dung này.
Phương pháp này “sẽ không còn được dạy trong các trường cảnh sát. Đó là một chiêu thức có những tác động nguy hiểm", - Bộ trưởng nêu rõ. Ngoài ra, ông Castaner nói rằng, cảnh sát không còn có thể kẹp cổ người bị bắt giữ.
Một điều vô lý, luật sư nói. Theo ông, phương thức kẹp cổ "hoạt động rất tốt" và cho phép "bắt giữ những đối tượng nguy hiểm". Luật sư nêu một thí dụ cụ thể - cái chết của người giao hàng Cédric Chouviat vào tháng 1 năm 2020, người đã qua đời do bị nghẹt thở vì “đứt thanh quản” chỉ 48 tiếng sau khi bị bắt giữ, và gia đình của người này buộc tội cảnh sát về cái chết của cậu.
People attend a protest against police brutality and the death of George Floyd, in Nantes, France. REUTERS/Stephane Mahe #GeorgeFloyd#Blacklivesmatter pic.twitter.com/fOcG1N61Xg
— Abdulsatar Bochnak (@AbdulsatarBoch1) June 8, 2020
“Ai đã bị giết? Cậu Chouviat đã đội mũ bảo hiểm siết chặt cổ, và chúng ta không biết liệu anh ta đã chết do phương pháp kẹp cổ hay không”, - ông Liénard, luật sư bảo vệ hai trong số bốn sĩ quan cảnh sát có liên quan đến vụ án này [về cái chết của Cédric Chouviat, người đã chết sau khi bị cảnh sát làm bất động trong quá trình một đợt kiểm tra].
“Cảnh sát sẽ phải sử dụng những phương thức nào trong trường hợp này? - luật sư phẫn nộ. - Nếu cảnh sát không thể thực hiện hành động kẹp cổ để làm bất động nghi phạm thì sẽ phải tung cú đấm!”
Meanwhile, in France it is Firefighters versus Police.
— Demola Of Lagos (@OmoGbajaBiamila) June 8, 2020
😂😂😂😂😂pic.twitter.com/uFnwx1YOcT
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cũng tuyên bố rằng, Pháp sẽ "không khoan nhượng" với những hành vi phân biệt sắc tộc trong thực thi pháp luật. Bất cứ sĩ quan nào vi phạm sẽ bị đình chỉ ngay lập tức. Đây là một biện pháp kỷ luật mới, nhưng, về mặt pháp lý, biện pháp này là vô lý, luật sư Liénard nhận xét. Theo ông, sự đổi mới này là một cụm từ trống rỗng theo quy định của pháp luật: “Đây là nguyên tắc suy đoán có tội. Tức là, ở đây nói về sự đảo ngược của các giá trị của chúng tôi và nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm!”
“Kể từ ngày hôm qua, tôi nghe rất nhiều cảnh sát nói rằng họ cảm thấy rất thất vọng! Họ đã chờ đợi sự giúp đỡ, nhưng, Bộ trưởng Nội vụ nói rằng, họ sẽ bị nghi ngờ”.
Luật sư Liénard lo ngại rằng, những sĩ quan cảnh sát có thể bị đình chỉ mà không có lý do nào: “Họ sẽ lợi dụng những cái cớ nào để đình chỉ? Điều gì sẽ được sử dụng làm bằng chứng? Những ai sẽ bị đình chỉ? Một đơn tố cáo đã đủ hay không?”. Điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả đáng buồn: "nếu [chính quyền] chỉ nghi ngờ cảnh sát đã làm sai, thì các nhân viên cảnh sát sẽ từ chức hàng loạt".
“Adama Traoré - người khác đã chết trong khi bị cảnh sát giam giữ, đã bị bắt giữ không phải vì anh ta là người da màu! Thật sai lầm khi nói rằng, ở Pháp có tình trạng phân biệt chủng tộc. Xã hội của chúng tôi đã có thể thoát khỏi sự phân biệt chủng tộc. Nhân tiện, trong đội ngũ cảnh sát có những người thuộc các nền văn hóa rất khác nhau, thuộc các sắc tộc rất khác nhau”.
“Tại văn phòng luật Liénard có 300 khiếu nại chống lại cảnh sát. Một phần ba trong số này cáo buộc cảnh sát sử dụng vũ khí, và hai phần ba cáo buộc là dùng bạo lực quá mức. Nhưng, có rất ít trường hợp cáo buộc cảnh sát phân biệt chủng tộc khi làm nhiệm vụ. Đến nay chỉ có một khiếu nại duy nhất trong 300 trường hợp!”, - ông Liénard nói.