Đồng thời, việc Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp hạn chế hợp tác với Trung Quốc, chỉ làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Hôm thứ Hai, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc vì đại dịch coronavirus. Theo dự báo của WB, đến cuối năm 2020, nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2%. Hàng triệu người ở trong tình trạng cực kỳ nghèo đói. Thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển sẽ giảm trung bình 3,6% - mức suy giảm nghiêm trọng nhất trong 60 năm qua. Theo WB, các nền kinh tế đang phát triển sẽ mất 2,5% GDP do cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ở các nước phát triển, tình hình có thể còn tồi tệ hơn. WB cảnh báo Hoa Kỳ và Eurozone sẽ "giảm" trung bình 7%. Nền kinh tế Mỹ trong quý đầu tiên đã giảm 4,8%, mặc dù thực tế suy thoái nghiêm trọng nhất phải là trong quý hai, khi đạt đến đỉnh điểm của dịch bệnh ở nước này. Theo ước tính của WB, nền kinh tế Mỹ sẽ giảm 6,1% vào cuối năm nay và sự tăng trưởng dương trong trường hợp tốt nhất, dự kiến vào năm 2021.
Thất nghiệp cũng đang tăng lên: hiện giờ ở mức 13%. Mặc dù so với tháng Tư, với 14% dân số không làm việc, đã giảm nhẹ, cũng sẽ không thể phục hồi nhanh chóng thị trường lao động. Điều này đòi hỏi phải khôi phục hoàn toàn hoạt động kinh doanh và thói quen sinh hoạt thông thường của xã hội. Người Mỹ cần phải tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ, như du lịch, nhà hàng giống như họ đã làm trong thời kỳ trước khi phát dịch. Hiện giờ các hạn chế kiểm dịch mới được dỡ bỏ dần dần và cuộc sống trở lại bình thường. Theo một số chuyên gia kinh tế, sự phục hồi có thể mất hơn 1 năm và tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ, ít nhất là trong năm nay, sẽ là hơn 10%.
Hoa Kỳ phân bổ 2,3 nghìn tỷ đô la, tương đương 11%, để chống lại cuộc khủng hoảng hiện tại. Được biết, trong tháng 5 họ đã tạo thêm 2,5 triệu việc làm. Tuy nhiên, các biện pháp chống khủng hoảng hiện nay của Mỹ chủ yếu để kích thích tài chính trực tiếp cho nền kinh tế. Trở lại vào tháng 3, FED khi đó hạ lãi suất xuống 0 và bắt đầu theo đuổi chính sách nới lỏng định lượng - giống như trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
Chuyên gia Bian Yongzu từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh, đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp này. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông nói dịch bệnh chỉ là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong khi đó, suy thoái ở Mỹ có liên quan đến những lỗ hổng cơ bản hơn trong nền kinh tế.
«Cá nhân tôi tin rằng suy thoái Hoa Kỳ đã bắt đầu, và những lỗ hổng trong nền kinh tế Hoa Kỳ vốn bật ra ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau đó, Hoa Kỳ đã tìm cách khôi phục nền kinh tế của mình thông qua việc nới lỏng định lượng. Nhưng chính sách này loại bỏ các triệu chứng, chứ không giải quyết được gốc rễ. Trên thực tế, rất nhiều vấn đề đã tích lũy lại trong nền kinh tế Mỹ. Cái chính là sự tăng cường quá mức của ngành tài chính, tràn ngập nền kinh tế với thanh khoản, cố gắng che đậy các vấn đề cơ cấu. Nhưng vẫn không thể thay đổi xu hướng giảm phát chung. Chúng tôi thấy do kết quả của chính sách nới lỏng định lượng, có một cuộc suy thoái ngắn hạn trong nền kinh tế Mỹ, nhưng sự phục hồi đã bắt đầu vào năm ngoái. Tuy nhiên tình hình cho thấy rất mong manh: dịch bệnh hiện tại đã biến phát triển trước đây thành không còn gì. Về lâu dài, không nên dựa vào chính sách tiền tệ để duy trì tăng trưởng bền vững. Dịch coronavirus đơn giản là chất xúc tác cho suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, nhưng nguyên nhân cơ bản của nó là sự phì đại của ngành tài chính và bản chất hư ảo của nền kinh tế thực».
Trong tình hình hiện nay, dịch bệnh gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng diễn ra ở mỗi quốc gia theo cách khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của nền kinh tế và các vấn đề tích lũy trong đó. Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Theo kết quả của quý đầu tiên, nền kinh tế đất nước giảm 6,8%. Tuy nhiên, trong cả năm, như Ngân hàng Thế giới dự đoán, Trung Quốc sẽ đạt được mức tăng trưởng GDP 1%. Không giống như các nước phương Tây sử dụng các phương pháp khuyến khích tài chính trực tiếp, Trung Quốc tính đến những sai lầm của những năm trước và dựa vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thoát khỏi nghèo đói và phát triển đổi mới. Tất cả điều này, có lẽ sẽ không phục hồi tăng trưởng nhanh như khi «kích thích” tài chính, nhưng sẽ cung cấp một sự phát triển lành mạnh hơn trong tương lai.
Sẽ là hợp lý khi cho rằng trong những trường hợp như vậy, các quốc gia cần phải cùng nhau chống lại khủng hoảng và phát triển hợp tác. Trung Quốc, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, hơn nữa, đối phó khá thành công với hậu quả của cuộc khủng hoảng, trong bối cảnh chung có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bao gồm cả nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiếp tục tập trung vào chiến lược đối đầu kinh tế lâu dài với Trung Quốc. Các bộ luật được ban hành thắt chặt các quy tắc đầu tư vốn Trung Quốc vào các công ty Mỹ. Việc bán cho Trung Quốc những mặt hàng có hàm lượng tài sản trí tuệ Mỹ bị hạn chế. Doanh nghiệp Trung Quốc bị từ chối tiếp cận vào thị trường viễn thông. Trong điều kiện hiện tại của cuộc khủng hoảng toàn cầu, các quốc gia hay nền kinh tế khá phụ thuộc lẫn nhau, và sự cô lập, tất nhiên sẽ không giúp ích gì cho quá trình phục hồi, chuyên gia Bian Yongzu nói.
«Nền kinh tế thế giới hiện đại là một tổng thể duy nhất, tất cả các quốc gia phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Đặc biệt, nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các quốc gia khác. Chúng tôi thấy bất cứ khi nào Hoa Kỳ thay đổi chính sách tiền tệ của mình, xảy ra các cú sốc trên thị trường tài chính toàn cầu và thậm chí là thị trường vốn. Ví dụ, khi chính sách nới lỏng định lượng dừng lại, tiền tệ của các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, Brazil, Pakistan, Nam Phi và Nga bắt đầu mất giá. Điều này thậm chí đã gây ra biến động kinh tế ở một số nước. Tất nhiên, các nền kinh tế khác cũng có thể ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, mặc dù không mạnh bằng. Hoa Kỳ với tư cách là một cường quốc tài chính muốn nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc sử dụng đồng tiền của chính họ và từ các lợi thế tài chính của mình. Nhưng nền kinh tế các nước đang phát triển cũng không đứng yên, sức mạnh ngày càng tăng. Và trong quá trình này, kinh tế Mỹ, ngược lại, đang trở nên yếu hơn. Hoa Kỳ, thứ nhất, đã không nhận ra xu hướng này, và thứ hai, đã không bắt đầu kịp thời thực hiện các biến đổi cấu trúc cần thiết. Vì vậy, sự suy thoái của kinh tế Mỹ không chỉ liên quan nhiều đến các yếu tố bên ngoài, mà còn thiếu các cải cách bên trong cần thiết để thích ứng với các điều kiện thay đổi».
Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ COVID-19 với hơn 2 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận và 113 nghìn ca tử vong. Tất nhiên, khi kết thúc đại dịch, tất nhiên, sẽ diễn ra công việc «đánh giá những sai lầm” trên quy mô lớn. Hiện tại, giới tinh hoa chính trị Washington, thay vì phân tích những sai sót trong hệ thống chống dịch, họ lại tích cực tìm kiếm nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa - từ quan điểm dịch tễ học, việc tìm ra nguyên nhân thực sự của dịch bệnh là rất quan trọng, và cần phải tìm hiểu điều này. Nhưng bây giờ, giải pháp của mỗi quốc gia giải quyết vấn đề của riêng mình là rất quan trọng. Và nhiệm vụ này, trong các điều kiện hiện tại, chỉ khả thi trong điều kiện hợp tác quốc tế. Điều này cũng đúng với kinh tế. Điều cần thiết, trước hết để cải thiện nền kinh tế. Nhưng bất hòa với các nước khác, bao gồm cả với Trung Quốc, chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của Mỹ.