"Các thay đổi về hệ thống và cấu trúc trong quan hệ quốc tế và quản trị toàn cầu làm trầm trọng thêm các xu hướng đã được phản ánh trong những năm trước đó cũng như nhiều thập kỷ", - chuyên gia phát biểu tại tại hội thảo trực tuyến "Hợp tác nhân đạo và ngoại giao công chúng trong cuộc khủng hoảng đại dịch: thách thức, thực tiễn, xu hướng".
Theo nhà khoa học, khái niệm đoàn kết có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngoại giao công chúng, và về khía cạnh này, thế giới có thể học hỏi từ đại dịch.
"Đầu tiên: Covid-19 cho thấy giá trị thực sự của các quốc gia, cách họ hành động và đây là một hiện tượng của chủ nghĩa vị kỷ quốc gia. Một điều hết sức bình thường là sự đoàn kết được thể hiện ở cấp quốc gia, ở cấp độ cộng đồng địa phương và chỉ sau đó mới là ở cấp độ quốc tế. Điều này rất logic và không thể tránh khỏi", - ông Gromyko nói.
Hơn nữa, theo ông, điều này không làm suy yếu ý tưởng về công việc quốc tế mang tính toàn cầu.
Bốn bài học của đại dịch
"Bài học thứ hai của coronavirus là vai trò của các quy tắc nhà nước, điều này đúng trong mối quan hệ thị trường và lĩnh vực xã hội", - ông Gromyko nói.
"Bài học thứ ba: trong đại dịch, các quốc gia có mức độ bền vững cao hơn đã thành công hơn nhiều. Bài học thứ tư là hành động tập thể. Khi một số xã hội phải chịu đựng rất nhiều từ thảm kịch, điều này chỉ có thể được khắc phục bằng các biện pháp tập thể. Covid-19 cung cấp cho chúng ta cơ hội để cho thấy liệu chúng ta có ý thức đoàn kết rộng lớn hơn hay chúng tôi chỉ tập trung vào xã hội ở cấp địa phương", - ông Gromyko nhấn mạnh.
Theo ông, không một đại dịch nào có thể đảo ngược toàn cầu hóa, nhưng quá trình này cũng cần đến những cơ chế mới ổn định hơn và mô hình tự do.
"Đại dịch đã chỉ ra rằng sự đoàn kết ở cấp độ toàn cầu hiện nay chưa đủ, nhưng nếu chúng ta chuyển sang cấp độ hội nhập khu vực, đại dịch là một công cụ mạnh mẽ để tăng cường các dự án khu vực trong tương lai, và đối với tôi điều này có nghĩa là sự đoàn kết ở cấp độ khu vực đã tăng lên hoặc cần được gia tăng", - ông kết luận.