Bồi thường cho nô lệ
Ở đây nói về công ty Greene King, quản lý mạng lưới quán rượu lớn nhất đất nước và công ty bảo hiểm Lloyd's of London. Thông tin về mối liên hệ của họ với việc buôn bán nô lệ có trong cơ sở dữ liệu của Đại học College London.
Theo tờ báo, công ty Greene King được Benjamin Green sáng lập vào đầu thế kỷ 19. Ông trở thành một trong 47 nghìn người nhận được tiền bồi thường từ chính phủ Anh liên quan đến quyết định xóa bỏ chế độ nô lệ vào năm 1833. Ông đã nhận được gần 500 nghìn bảng (theo thời giá ngày nay), khi từ chối quyền sở hữu đối với ba đồn điền ở Tây Ấn.
Bài báo lưu ý trang web của Greene King không đề cập đến mối liên hệ với chế độ nô lệ trong quá khứ và vào tối thứ Tư, CEO của công ty Nick McKinsey nói với Telegraph thông tin trên trang web sẽ được cập nhật vào thứ Năm.
"Thật không thể tha thứ cho việc một trong những người sáng lập của chúng tôi được hưởng lợi từ chế độ nô lệ và phản đối việc bãi bỏ nó trong thế kỷ 19," - Mackinsey nói.
Greene King nói thêm công ty sẽ "đầu tư đáng kể vì lợi ích của cộng đồng BAME và hỗ trợ đa dạng chủng tộc trong kinh doanh."
Dữ liệu học thuật cũng chứa thông tin cho biết một trong những người sáng lập công ty Lloyd's of London - Simon Fraser cũng nhận được số tiền 400 nghìn bảng (theo thời giá ngày nay) sau khi từ bỏ tài sản của mình ở Dominica.
Phát ngôn viên công ty nói với tờ báo Lloyd's of London hối hận về vai trò của công ty trong việc buôn bán nô lệ thế kỷ 18-19.
"Đó là một thời kỳ khủng khiếp và đáng xấu hổ trong lịch sử Anh, và chúng tôi lên án những hành động không thể tha thứ được thực hiện trong khi đó", - ông trả lời.
"Chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức từ thiện và các cơ quan có thể giúp tăng quyền lợi cho người da đen và dân tộc thiểu số", - đại diện Lloyd's of London cho biết.
Tờ báo lưu ý, theo thông tin từ cơ sở dữ liệu, Greene King và Lloyd's of London là hai trong số chín công ty Anh nhận được lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ các khoản bồi thường, trong đó còn có Ngân hàng Hoàng gia Scotland, Ngân hàng Barclays, Ngân hàng HSBC và Lloyds Group.
Bạo loạn ở Hoa Kỳ
Làn sóng bạo loạn đã dấy lên tại một số quốc gia sau khi người Mỹ gốc Phi George Floyd bị thiệt mạng do hành động của một sĩ quan cảnh sát ở Hoa Kỳ. Cái chết của ông đã làm dấy lên cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc.
Một trong những yêu cầu của người biểu tình là phá hủy các tượng đài vinh danh các nhân vật lịch sử có mối liên hệ nào đó với việc thuộc địa hóa và buôn bán nô lệ. Ở Mỹ, nạn nhân của những người biểu tình là tượng đài của Columbus. Sau khi phá hủy các tượng đài vinh danh những người thuộc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, người biểu tình bắt đầu gỡ bỏ các phim ngắn và phim bộ có bóng dáng lãng mạn hóa chế độ nô lệ. Trong số đó có cả những bộ phim kiệt tác như "Cuốn theo chiều gió". Ở Anh, người biểu tình yêu cầu phá hủy tượng đài cựu Thủ tướng Winston Churchill và Mahatma Gandhi. Tượng đài Robert Milligan và Edward Colston đã bị dỡ bỏ.