Kể từ tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ đã tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt nhà nước đã được dỡ bỏ hoặc sẽ dỡ bỏ theo kế hoạch, tiếp tục thực hiện quyết định không gia hạn quyền miễn trừ trừng phạt đối với hoạt động buôn bán dầu mỏ với Cộng hòa Hồi giáo Iran, cũng như không khôi phục hoàn toàn quyền miễn trừ trừng phạt đối với các dự án không phổ biến hạt nhân theo kế hoạch", báo cáo của ông Guterres về việc thực hiện JCPOA cho biết.
"Những hành động này tiếp tục đi ngược lại các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch và nghị quyết 2231 (quy định thành lập JCPOA - chú biên), và cũng có thể gây trở ngại cho Cộng hòa Hồi giáo Iran trong việc thực hiện một số điều khoản trong kế hoạch và nghị quyết", - báo cáo viết.
Iran và "Bộ Sáu" các nước đàm phán quốc tế vào tháng 7 năm 2015 đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề tồn tại nhiều năm nay liên quan đến chương trình nguyên tử của Iran. Tiến trình đàm phán kéo dài hàng tháng trời đã kết thúc bằng việc thông qua Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), mà nhờ vào việc thực hiện kế hoạch này, các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu áp đặt trước đây đối với Iran sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn.
Thỏa thuận cũng quy định rằng lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trong vòng 5 năm, việc cung cấp vũ khí có thể diễn ra sớm hơn, nhưng chỉ khi được Hội đồng Bảo an LHQ cho phép. Thỏa thuận ở dạng ban đầu thậm chí không tồn tại được ba năm: vào tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Tehran. Tuy nhiên, do chỉ có Hoa Kỳ chính thức rút khỏi thỏa thuận, nên những nước tham gia còn lại vẫn phải tuân thủ điều kiện dỡ bỏ cấm vận vũ khí.