Trước đó, Hoa Kỳ đã trình ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bản dự thảo nghị quyết về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, văn kiện vốn sẽ hết hạn vào mùa thu này.
«Chủ đề gia hạn cấm vận vũ khí do nước ngoài đưa ra sẽ không ảnh hưởng gì đến khả năng quốc phòng của đất nước», - hãng thông tấn Fars dẫn lời ông Salami.
Kế hoạch hành động chung toàn diện
Theo lời ông, lệnh cấm vận vũ khí chống Iran hiện tại đã phản tác dụng vì tạo cơ hội cho các chuyên gia Iran đáp ứng nhu cầu quân sự của đất nước nhờ tiềm năng của chính mình.
Tháng 7 năm 2015, Iran và «bộ sáu» các nhà đàm phán quốc tế đã đạt thoả thuận về tháo gỡ một vấn đề lâu dài là chương trình nguyên tử của Tehran. Những cuộc đàm phán ròng rã nhiều tháng đã hoàn tất bằng việc thông qua Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), mà quá trình thực hiện sẽ loại bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính chống Iran do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu áp đặt trước đây.
Thỏa thuận cũng dự trù rằng lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ được xoá bỏ trong vòng 5 năm, việc cung cấp vũ khí có thể sớm hơn nữa, nhưng chỉ với sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Giao kèo ở dạng ban đầu đã không tồn tại nổi đến 3 năm: vào tháng 5 năm 2018, Washington tuyên bố đơn phương ra khỏi thoả thuận và khôi phục những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chống Tehran. Tuy nhiên, do chỉ có Hoa Kỳ chính thức rút khỏi thỏa thuận, những thành viên còn lại tham gia giao kèo vẫn phải tuân thủ các điều kiện về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.