Như vậy có nghĩa là Trung Quốc có thể «vượt mặt NASA» bằng động thái gửi thiết bị «Thiên Vấn» (Tianwen) lên Sao Hỏa, Daily Express lưu ý.
Như nhận xét của tờ báo Anh, đối với Trung Quốc, đây là «sứ mệnh liên hành tinh đầu tiên trong lịch sử» đất nước, cuộc phóng cần diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 25 tháng 7. Theo dự kiến «Thiên Vấn» sẽ đến hành tinh Đỏ vào tháng 2 năm 2021, cùng khoảng thời gian mà «Perseverance» sẽ hạ cánh.
Nhiệm vụ của «Perseverance» là tìm kiếm dấu vết sự sống trên Sao Hoả
Daily Express nhắc rằng NASA đã lần thứ ba phải hoãn mốc phóng trạm tự hành «Perseverance» Bây giờ, «cửa sổ» dành cho cuộc phóng sẽ không được mở trước ngày 11, mà là đến ngày 15 tháng 8. Tuy nhiên Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ thừa nhận rằng mốc này vẫn có thể bị đẩy lui một lần nữa.
NASA thông báo rằng trong các thử nghiệm cuối cùng với tổ hợp hoàn chỉnh nạp đầy nhiên liệu, các chỉ số của cảm biến oxy lỏng đã tách rời các tính toán và nhóm chuyên gia cần có «thêm thời gian bổ sung để kiểm tra và đánh giá».
Mặc dù các đại diện của Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ tin chắc rằng cuộc phóng sẽ được thực hiện trong mùa hè này, sự chậm trễ hơn nữa có thể trở thành «phá hoại», như bài báo viết. Việc phóng thiết bị lên Sao Hỏa đòi hỏi lựa chọn tối ưu về thời gian để có thể vượt qua khoảng cách đến Hành tinh Đỏ trong thời hạn ngắn nhất là 7 hoặc 8 tháng. Nếu không phóng «Perseverance» vào tháng 8, sẽ khó có cơ hội tiếp theo sớm hơn sau 26 tháng nữa, báo Anh lưu ý.
«Nếu không phóng được mà buộc phải cất «Perseverance» thêm trong hai năm, sẽ cực kỳ tốn kém… Có thể tốn đến nửa tỷ USD», - báo dẫn lời ông Jim Brydenstein, quản trị viên của NASA.