"Chính phủ Hoa Kỳ không được phép phân bổ hoặc chi tiêu bất kỳ khoản kinh phí nào, dù đã được duyệt chi hoặc tiếp cận được theo luật này hoặc các luật khác, cho các mục đích sau: thiết lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với bất kỳ nguồn tài nguyên dầu mỏ nào ở Iraq hoặc Syria", - tài liệu nói.
Ngoài ra, cấm sử dụng kinh phí để xây dựng các hạng mục triển khai quân lâu dài ở Iraq hoặc Afghanistan.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện và đảng Cộng hòa tại Thượng viện sẽ đưa ra hai phương án ngân sách, hai phương án này sau đó được chuyển cho một ủy ban hiệp thương tổng hợp. Cuối cùng văn bản thỏa thuận tổng hợp sẽ được trình lên xin chữ ký của Tổng thống.
Kiểm soát các mỏ dầu
Vào tháng 10 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người trước đó dự kiến rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi khu vực miền đông Syria, nói rằng một số binh sĩ sẽ vẫn ở lại để "bảo vệ nguồn dầu" khỏi lực lượng phiến quân khủng bố “Nhà nước Hồi giáo”* (IS*). Ông lưu ý rằng "có lẽ đã đến lúc để người Kurd chuyển đến sống ở vùng dầu mỏ này", lý giải là do "họ cần tiền". Đồng thời, ông Trump còn nói thêm rằng "chúng ta có thể để một trong những công ty dầu mỏ lớn của chúng ta đến đó và làm mọi thứ một cách đúng đắn".
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng Hoa Kỳ đã ăn cướp các mỏ dầu ở Syria một cách ngang nhiên và trắng trợn, đồng thời lại dùng lệnh trừng phạt để cấm cung cấp dầu cho nước này.
Tình hình xung đột vũ trang ở Syria tiếp diễn từ năm 2011. Vào cuối năm 2017 tuyên bố đánh bại nhóm khủng bố IS* (nhóm “Nhà nước Hồi giáo”*, bị cấm ở Liên bang Nga) ở Syria và Iraq. Ở một số vùng trong nước vẫn tiếp tục chiến dịch tiễu trừ phiến quân. Mục tiêu hàng đầu hiện nay là giải quyết tình hình bằng biện pháp chính trị, khôi phục đất nước Syria và hồi hương người tị nạn.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.