Mỹ tiến tới thảm họa - tầng lớp trung lưu Mỹ đang dần chết

© Sputnik / Brian Smith / Chuyển đến kho ảnhNew York, Hoa Kỳ.
New York, Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuổi thọ ở Hoa Kỳ đang ngày càng tụt hậu so với các nước công nghiệp khác. Theo một nghiên cứu của các nhà kinh tế, đất nước đang dần dần đi tới thảm họa: tầng lớp trung lưu Mỹ đang chết lặng lẽ, tạp chí Der Spiegel của Đức viết.

Giáo sư Angus Deaton, người đoạt giải Nobel về kinh tế và nhà kinh tế người Mỹ Anne Keyes đã tiến hành nghiên cứu chung trong nhiều năm. Giờ đây, họ đã đi đến kết luận rằng nước Mỹ đang bị một căn bệnh mà triệu chứng (chứ không phải nguyên nhân) của nó là nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.

Tuổi thọ ở Mỹ đang giảm. Tại sao?

Trong cuốn sách chung của hai tác giả có tựa đề “Chết vì tuyệt vọng” (“Death from Hoplessness”), các nhà nghiên cứu lưu ý rằng Hoa Kỳ đang đi tới thảm họa, và ở đây không chỉ đề cập tới tình trạng suy giảm kinh tế, mà cả hàng trăm ngàn nạn nhân trong số những người dân Hoa Kỳ.

Một cặp vợ chồng người cao tuổi đeo khẩu trang trên đường phố Belgrade. - Sputnik Việt Nam
Xác định ảnh hưởng của coronavirus đến tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ là một chỉ số trung bình có tính đến tất cả các tầng lớp người dân, ấn phẩm giải thích. Hai ông Case và Deaton đã kiểm tra dữ liệu về tỷ lệ tử vong và thấy rằng tại Hoa Kỳ, chỉ số này đăng tăng cao. Có ba lý do chính: tự tử gia tăng, nghiện rượu và hậu quả của nó, cũng như dùng ma túy quá liều.

Phải chịu hậu quả nặng nề nhất từ những vấn đề kể trên là "giai cấp công nhân da trắng" - những công dân da trắng của Hoa Kỳ không có trình độ học vấn cao. Ở hầu hết các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ tử vong trong dân số trong độ tuổi từ 45 đến 54 đang giảm, trong khi ở Mỹ, chỉ số này thậm chí còn tăng so với cuối thập niên 90 của thế kỷ trước.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của thảm họa này là “dịch chuyển kiến tạo” trên thị trường lao động Mỹ. Nếu trước đây những người lao động không có trình độ đại học có thể nhận được thu nhập khá, thì bây giờ đây những người này đang ngày càng phải đối mặt với khó khăn. Đàn ông da trắng không có giáo dục đại học trong giai đoạn từ năm 1979 đến 2017 thậm chí còn mất đi 13% sức mua của mình, ấn phẩm nhấn mạnh.

Nước Mỹ đang trong tình trạng chán nản

Tất cả điều này không chỉ mang tới hậu quả tài chính: tình trạng sức khỏe của công dân Hoa Kỳ không có trình độ học vấn từ 45 đến 54 tuổi đang dần xấu đi. Nhiều kế hoạch trong cuộc sống cũng đang sụp đổ dưới áp lực kinh tế: số lượng các cuộc hôn nhân giữa những người Mỹ không có trình độ đại học đã giảm nhiều hơn so với những người tốt nghiệp đại học. Họ cũng ít có khả năng tham gia vào một cộng đồng tôn giáo. Như vậy, các cộng đồng cung cấp vốn là chỗ dựa quan trọng cho mọi người giờ đây đang dần bị phá hủy.

Người phụ nữ vô gia cư trong một cuộc kiểm tra coronavirus tại trung tâm thành phố Miami, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ Mỹ nêu bật ba vấn đề trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ

Các nhà nghiên cứu nhìn thấy lý do đưa tới tình trạng trên đây là do các chuyên gia có tay nghề thấp phải đối mặt với áp lực của các quá trình toàn cầu hóa sản xuất và tự động hóa sản xuất.

Hai ông Deaton và Keyes đặc biệt chỉ trích gay gắt hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ. Hệ thống này tiêu tốn khoảng 17% GDP của đất nước, và đóng góp bảo hiểm y tế trong hệ thống cồng kềnh này đối với người Mỹ giống như “khoản cống nạp mà họ phải trả cho chính quyền nước ngoài”. Bi kịch của tình huống này là chính những người Mỹ khi gặp phải những khó khăn tương tự không hề biết nguyên nhân gây ra thảm họa của mình, trong khi đó Donald Trump không thể đề xuất giải pháp cho cử tri của mình để xử lý vấn đề này, Der Spiegel kết luận. Các nhà kinh tế Mỹ tin tưởng rằng, chỉ có thể vì tuyệt vọng mới có thể bầu Trump làm tổng thống.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала