Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?

© Ảnh : Anh Tuấn – TTXVN35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc.
35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Edward Teather, chuyên gia kinh tế hàng đầu của UBS Reseach khẳng định, triển vọng của Việt Nam rất sáng sủa, một trong những nền kinh tế sáng giá nhất châu Á, bất chấp thách thức và khủng hoảng từ đại dịch do coronavirus (Covid-19).

Theo chuyên gia Mỹ, Việt Nam có ưu thế thuận lợi để tiếp tục chiếm lĩnh thị phần toàn cầu về xuất khẩu trong tương lai.

Theo chuyên gia kinh tế ASEAN của UBS Reseach, Việt Nam còn là điểm đến lý tưởng cho các công ty đa quốc gia, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài FDI, do đó, đất nước này có triển vọng rất sáng sủa so với các nước khác trong khu vực.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có triển vọng sáng nhất châu Á

Việt Nam đang viết nên câu chuyện đặc biệt của chính mình. Việt Nam là một điểm sáng trong các nền kinh tế mới nổi không phải là điều gì đó quá đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, việc ứng phó thành công với đại dịch Covid-19 đưa Việt Nam lên một vị thế khác.

Dây chuyền lắp ráp ô tô du lịch tại nhà máy của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.  - Sputnik Việt Nam
Con hổ mới của châu Á: Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới năm 2050?

Quốc gia Đông Nam Á đã tận dụng lợi thế này, nhân cơ hội tốt để nhanh chóng mở cửa phục hồi kinh tế, thực hiện mục tiêu kép, tiếp tục thực hiện cải cách, lấp đầy những lỗ hổng, hạn chế, nỗ lực duy trì đà tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

CNBC mới đây dẫn ý kiến của chuyên gia kinh tế học ASEAN tại UBS Reseach – Edward Teather cho biết, Việt Nam là một trong những điểm sáng nhất ở châu Á, bất chấp những khó khăn mà đại dịch coronavirus gây ra.

Nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này đã sẵn sàng để phục hồi, ‘bật dậy như một chiếc lò xo’, chuyên gia kinh tế của UBS nhận định.

“Việt Nam đang hứng chịu một số thiệt hại từ tác động của Covid-19, nhưng triển vọng của đất nước này cũng thuộc loại sáng nhất trong khu vực”, Edward Teather, chuyên gia kinh tế học ASEAN tại UBS Research nhấn mạnh.
“Doanh số bán lẻ, nhập khẩu và sản xuất công nghiệp đã thực sự tăng trong tháng 6/2020. Đây là điểm tích cực hơn so với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực”, ông Teather phát biểu với CNBC hôm thứ Hai.

Nhiều nền kinh tế đã sụt giảm nghiêm trọng trong quý II năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức nhẹ, ước tính 0,36%.

Nhà máy ô tô Vinfast đem lại ngồn ngân sách lớn cho thành phố Hải Phòng.  - Sputnik Việt Nam
Mặc Covid-19, căng thẳng Biển Đông, thương chiến, Việt Nam vẫn là quốc gia sáng giá

Chuyên gia Edward Teather cũng đánh giá cao khả năng ứng phó, kiểm soát, công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam, vốn đã được rất nhiều tổ chức quốc tế khen ngợi.

“Quốc gia này đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch coronavirus mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc, nơi dịch bùng phát. Việt Nam đã ghi nhận 369 ca nhiễm bệnh và không có trường hợp tử vong nào cho đến nay, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Đại học Johns Hopkins. Đất nước này có dân số dưới 100 triệu dân”, vị chuyên gia phân tích.
“Việt Nam đang phát triển và có vị trí, ưu thế thuận lợi để tiếp tục chiếm lĩnh thị phần toàn cầu về xuất khẩu trong tương lai, vì vậy đất nước này có triển vọng khá sáng sủa so với các nước trong khu vực”, theo ông Teather.

Chuyên gia kinh tế Mỹ cũng khẳng định, Việt Nam cũng được coi là một trung tâm sản xuất thay thế cho các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington dẫn đến việc tăng thuế quan.

Thúc đẩy nền kinh tế: Vì sao FDI vào Việt Nam sẽ tăng mạnh?

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế của UBS Reseach, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) được phê chuẩn vào tháng trước, có thể thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

“Tổng mức vốn FDI có thể sẽ bị hạn chế, một phần vì các nhà đầu tư không thể đi lại tự do trong thời gian dịch bệnh”, ông Teather dự báo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Italy Giuseppe Conte tại buổi gặp gỡ báo chí.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Ý ngưỡng mộ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam
Tuy nhiên, theo chuyên gia Hoa Kỳ, vẫn sẽ có rất nhiều hoạt động, và các khoản đầu tư đó có thể tăng lên vào năm 2021 khi các hạn chế về biên giới được nới lỏng.

“Sự hỗ trợ của chính phủ cũng có thể thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam”, chuyên gia nhận định.

Cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng dự định nâng tăng trưởng tín dụng lên hơn 10%.

“Có vẻ như chính quyền Việt Nam đang muốn thúc đẩy hơn nữa đà phát triển kinh tế”, chuyên gia kinh tế ASEAN bổ sung thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала