Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stillwell nói rằng Washington không loại trừ khả năng áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc do tình hình ở Biển Đông.
"Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ an ninh, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như sự hợp tác thân thiện của chúng tôi với các nước trong khu vực", - nhà ngoại giao nói.
Theo bà, "Trung Quốc hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không đi xa hơn trên con đường sai lầm, mà thay vào đó sẽ hành động như một nước lớn có trách nhiệm".
"Chúng tôi không sợ các lệnh trừng phạt", - bà Hoa Xuân Oánh nói.
Tình hình Biển Đông
Trong nhiều thập kỷ nay Trung Quốc tranh chấp với một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chủ quyền lãnh thổ đốivới một loạt các đảo ở Biển Đông, nơi quanh đó phát hiện thấy trữ lượng hydrocarbon khá lớn. Ở đây chủ yếu nói về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (tên quốc tế là Paracel Islands, Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha), quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tên quốc tế là SpratlyIslands, Trung Quốc gọi là Nam Sa (Nansha), và Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo (Huangyan).
Cả Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều tham gia tranh chấp những đảo này ở mức độ này hay mức độ khác. Tình hình tại đây thường xảy racăng thẳng do việc tàu chiến Mỹ qua lại khu vực này, mà theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì việc đó vi phạm luật pháp quốc tế, phá hoạichủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, nhà cầm quyền Washington tuyên bố Hoa Kỳ sẽ đi tới mọi vùngbiển mà luật pháp quốc tế cho phép.