Yêu sách của Bắc Kinh là bất hợp pháp
Mike Pompeo đánh giá hành động của chính phủ Trung Quốc đối với việc chiếm các đảo ở Biển Đông và thềm lục địa xung quanh chúng là bất hợp pháp. Đồng thời, ông lập luận điều này với tham chiếu đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và phán quyết của Tòa án trọng tài Hague năm 2016.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu tên một số đối tượng địa lý mà Trung Quốc không có quyền yêu sách, vì chúng thuộc về các quốc gia khác. Đó là Vangard bank (Tư Chính) thuộc sở hữu của Việt Nam, Mischief Reef (Philippines), James Shoal (Malaysia), Natuna Besar (Indonesia). Theo các phóng viên AP, với tuyên bố như vậy, Hoa Kỳ, trước cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo trên Biển Đông thực sự đứng về phía Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei. Và không chỉ như vậy. Vào thời trước, bất kể quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và các nước châu Á khác phát triển như thế nào, Nhà Trắng không tuyên bố công nhận một trong những quốc gia có quyền sở hữu đối tượng địa lý này hoặc đối tượng địa lý khác ở Biển Đông. Theo bản chất vụ việc, Washington đã đứng ở vị trí trung lập trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông. Giờ đây, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã công nhận một số hòn đảo ở Biển Đông là thuộc về các quốc gia riêng trong khu vực chứ không thuộc về Trung Quốc.
Mọi người đều hiểu rằng bài phát biểu hiện tại của ông Pompeo phù hợp với chính sách chống Trung Quốc mà chính quyền Nhà Trắng hiện tại đang kiên trì theo đuổi. Nhân tiện có thể nói, một số nhà báo gọi ông Pompeo là "con chó của Trump tấn công Trung Quốc". Do đó, có thể giả định rằng phát biểu của Pompeo vào ngày 15 tháng 7 phần lớn là do cảm xúc. Không loại trừ, sau phát biểu này sẽ không có gì tiếp theo, mà theo logic của mọi thứ, điều nên tuân theo là sự công nhận bằng văn bản của người Mỹ về chủ quyền của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cho đến nay, chẳng hạn, chưa rõ ràng, còn những hòn đảo mà quân đội Trung Quốc đã chiếm giữ của Việt Nam năm 1974 và 1988 Washington có công nhận là củaTrung Quốc không? Hay chỉ có Vangard bank (Tư Chính), Washington coi là sở hữu hợp pháp của Việt Nam?
Còn nếu ông chủ Nhà Trắng thay đổi, và ông muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, liệu người Mỹ có quay trở lại sự trung lập trước đây của họ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á hay không?
Tại sao lập trưởng của Nhà Trắng vẫn bị nghi ngờ?
Nghi ngờ về sự bền vững trong lập trường hiện tại của Nhà Trắng cũng phát sinh vì được biết rằng Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển. Trong trường hợp này, liệu họ có thể yêu cầu ai đó tuân thủ các quy định của nó?
Với cán cân trọng lượng của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới ngày nay, thật hợp lý khi hy vọng rằng các quốc gia khác, trước hết là đồng minh NATO của họ, sẽ đưa ra những tuyên bố tương tự như tuyên bố của M. Pompeo. Rốt cuộc, việc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc nhất định của luật pháp quốc tế là không có gì bí mật đối với bất kỳ ai. Và một số lượng đáng kể chính trị gia sẽ muốn kiện Bắc Kinh về điều này. Nhưng ở đây, câu hỏi được đặt ra, liệu có tìm thấy nhiều những người quả cảm sẽ công khai lên án Trung Quốc, mà không sợ hủy hoại quan hệ với một cường quốc kinh tế?