Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá?

© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thế giới tiếp tục bàn tán bình phẩm về sắc lệnh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tước bỏ quy chế Viện Bảo tàng của Hagia Sophia vốn đã có hiệu lực trong gần 90 năm.

Thánh lễ đầu tiên dự kiến tổ chức ở đó vào ngày 24 tháng 7, nhưng theo lề luật của đạo Hồi, làm lễ cầu nguyện thiêng liêng ở một nơi có hình hoạ của con người là sự bất kính không được phép. Bài viết của Sputnik giới thiệu về những gì sẽ xảy ra với những bức bích họa và tranh khảm độc đáo, trong nhà thờ có kho báu nào và những truyền thuyết liên quan.

Khởi nguyên của sự bắt đầu

Hagia Sophia ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, sau là thánh đường Hồi giáo, tiếp đến là Viện Bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nổi bật vì mái vòm trần khổng lồ cùng các toà tháp đỉnh nhọn do người Ottoman xây dựng gắn liền được xem là biểu tượng «thế kỷ vàng» của Đế quốc Đông La Mã hay còn được gọi là Đế chế Byzantine, và là dấu mốc lừng danh «thay đổi lịch sử kiến trúc» trên toàn thế giới. Từng là nhà thờ lớn nhất trên địa cầu trong gần một ngàn năm, Hagia Sophia vươn cao uy nghi trên nền Istanbul từ thế kỷ 6.

"Hoàng đế Byzantine Justinian đã ra lệnh xây dựng một nhà thờ, không chỉ để tô điểm cho thành phố, mà còn phải biểu thị sức mạnh và uy quyền của đế chế. Các kiến ​​trúc sư kỳ tài Isidorus xứ Miletus và Anthemius xứ Tralles đã dựng lên ngôi đền thờ mà không một cơ sở nào có quy mô sánh bằng trong suốt cả thiên niên kỷ", - chuyên gia Lyudmila Tarasenko, lãnh đạo Phòng Hội họa Nga cổ đại tại Bảo tàng Lịch sử nói với Sputnik.

Nhà xây dựng đương đại Prokopiy Kesariysky đã viết rằng ngay cả với những ai được chứng kiến, công trình khổng lồ này vẫn dường như là cái gì đó không thể tin nổi, còn những câu chuyện về nhà thờ ở ngoại vi Constantinople gần như  hoàn toàn hoang đường phi thực.

© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhBên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Bên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Được xây dựng từ năm 532 đến năm 537, nhà thờ Sofia đã trở thành «công trình kiến ​​trúc và kỹ thuật kỳ vĩ nhất». Vật liệu để kiến thiết được tập kết về đây từ khắp mọi nẻo của toàn đế chế: đá cẩm thạch tốt nhất từ châu Phi, cột đá porphyry màu gan gà và đá lông công malachit màu xanh từ Tiểu Á và Ai Cập, 8 cột jasper có màu đỏ, vàng, nâu hoặc lục được chuyển đến từ đền thờ thần Artemis ở Ephesus (một trong bảy kỳ quan của thế giới).

Bên trong tòa nhà được trang trí bằng bạc và ngà voi. Theo một truyền thuyết, Hoàng đế Justinian từng muốn phủ vàng lên tất cả các bức tường của nhà thờ, từ sàn cho đến hầm. Vẻ lộng lẫy tráng lệ của cấu trúc và những bộ phận trang trí khiến các dân thường kinh ngạc đến mức choáng váng: người ta nói rằng các lực lượng siêu nhiên trên trời cao đã tham gia vào việc xây dựng nhà thờ này.

© Fotolia / Sergey DzyubaHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Những nhà cai trị mới

Trong gần một ngàn năm, giáo đường là ngôi đền thờ chính của các Kitô hữu. Năm 1453, sau khi đế quốc Ottoman chinh phạt chiếm kinh đô Constantinopolis, Vua Mehmed II lệnh biến tòa giáo đường thành nhà thờ Hồi giáo, trong suốt 500 năm. Để phù hợp với lề luật Hồi giáo, nội thất của nhà thờ được thay đổi đáng kể. Tất cả chuông, đèn nến, bàn thờ, tranh thánh trên tường bị gỡ bỏ.

"Nhiều hình mẫu nghệ thuật Byzantine bị phá hủy. nhiều phần nền tranh khảm hoặc bị cậy bỏ hoặc  trát vữa đè lên. Các chi tiết kiến trúc Hồi giáo, như mihrab và gần đó là minbar được thiết lập ở phần đông-nam của toà nhà", - chuyên gia Ivan Fadeev, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Lịch sử Đại cương (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) cho biết. 

© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhBên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Bên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Sàn nhà được trải thảm, 4 ngọn tháp nhọn minaret được xây thêm ở bên ngoài trong thời đại các Ottoman, và vào thế kỷ 16, thêm các trụ đá thô (cấu trúc thẳng đứng, phần nhô ra của bức tường) được gắn vào Sofia.

Tòa nhà là nơi thờ phụng của đạo Hồi cho đến năm 1934, khi theo quyết định của Kemal Atatürk «đại sư kiến ​​trúc của nước Thổ Nhĩ Kỳ mới», nhà thờ này được chuyển thành một Viện Bảo tàng. Khi đó bắt đầu công việc phục hồi tổng thể và nghiên cứu một cách hệ thống về di tích này, là một trong những nơi có mật độ đông đảo du khách tham quan nhiều nhất trên thế giới.

© Sputnik / Vasily Malyshev / Chuyển đến kho ảnhHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1969
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1969

Di sản vàng

Trải qua bao thay đổi, nhà thờ vẫn là kho tàng nghệ thuật Byzantine: dưới lớp thạch cao người ta phát hiện thấy những bức tranh khảm thời Justinian và thời kỳ  triều đại Macedonia, kỷ nguyên hoàng kim của nghệ thuật Byzantine.

© Sputnik / Sergey Subbotin / Chuyển đến kho ảnhMột mảnh của bức tranh khảm mô tả Chúa Giêsu, Hoàng đế Constantine và Hoàng hậu Zoe ở Hagia Sophia
Một mảnh của bức tranh khảm mô tả Chúa Giêsu, Hoàng đế Constantine và Hoàng hậu Zoe ở Hagia Sophia - Sputnik Việt Nam
1/5
Một mảnh của bức tranh khảm mô tả Chúa Giêsu, Hoàng đế Constantine và Hoàng hậu Zoe ở Hagia Sophia
© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhMột chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
2/5
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
CC0 / Hrohmann / Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
3/5
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
© Sputnik / Sergey Subbotin / Chuyển đến kho ảnhMột mảnh của bức tranh khảm "Chúa Giêsu toàn năng" trong Hagia Sophia
Một mảnh của bức tranh khảm Chúa Giêsu toàn năng trong Hagia Sophia - Sputnik Việt Nam
4/5
Một mảnh của bức tranh khảm "Chúa Giêsu toàn năng" trong Hagia Sophia
© Sputnik / Yuri Caver / Chuyển đến kho ảnhMột trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
5/5
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
1/5
Một mảnh của bức tranh khảm mô tả Chúa Giêsu, Hoàng đế Constantine và Hoàng hậu Zoe ở Hagia Sophia
2/5
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
3/5
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
4/5
Một mảnh của bức tranh khảm "Chúa Giêsu toàn năng" trong Hagia Sophia
5/5
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Kể từ thế kỷ thứ 9 vẫn còn lưu giữ ở đây hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria với Chúa Hài đồng quỳ gối trước ban thờ, bên phải có Tổng lãnh thiên thần Gabriel và các vị thánh. Đó là một kiệt tác của thời đại Phục hưng Macedonia.

Khi bức tranh khảm Đức Mẹ Đồng Trinh Maria với Chúa Hài đồng phát lộ, Giáo chủ Photius đã có bài giảng đặc biệt. Ông ghi nhận tài năng của các bậc thầy kiến trúc-nghệ thuật và nhấn mạnh tính chất hiện thực tự nhiên của các hình mẫu: «Họ nhìn chúng ta như thể bằng xương bằng thịt, tràn đầy sức sống, mắt và miệng của họ dường như đang cử động».

Cái gì tiếp theo?

Sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thông báo quyết định biến Viện Bảo tàng trở lại làm thánh đường Hồi giáo, UNESCO đã lo ngại về việc bảo vệ di tích.

«Hagia Sophia là kiệt tác kiến ​​trúc và là minh chứng độc đáo cho sự giao hoà tương tác giữa châu Âu và châu Á trong chặng dài nhiều thế kỷ. Quy chế Viện Bảo tàng phản ánh bản chất phổ quát của di sản này và làm nó thành biểu tượng hùng hồn của đối thoại», - bà Odre Azule, Tổng Giám đốc của tổ chức quốc tế tuyên bố.

UNESCO cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận di tích cũng như cấu trúc của các tòa nhà.

Tình hình với sàn nhà ít nhiều dễ hiểu (thảm sẽ không gây hại, trừ khi làm biến dạng bức tranh truyền thống), nhưng vấn đề chính là cái gì sẽ xảy ra với những bức tranh khảm (đạo Hồi cấm thể hiện hình ảnh những sinh vật sống).

© REUTERS / MURAD SEZERHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
«Đang diễn ra những bàn tán về cách làm như thế nào để phủ kín hoặc dùng sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến (có thể là tia laser) để làm tối che giấu những hình ảnh sống động. Điều này khiến mọi người lo ngại phát sốt, bởi cách xử sự như vậy với di tích sẽ không thể tránh khỏi tổn thất! Trong các Viện Bảo tàng, để không gây hại cho các tác phẩm nghệ thuật, ngay cả việc chụp ảnh thông thường cũng phải theo quy định», - chuyên gia Lyudmila Tarasenko nói.
© AFP 2023 / Ozan KoseCon mèo tại Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Con mèo tại Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Theo lời bà, khó có thể gọi đây là sự quan tâm chăm lo gìn giữ di sản bảo tồn, và chắc là khả năng tiếp cận của khách du lịch tới quần thể di tích thắng cảnh này sẽ bị hạn chế.

«Chẳng có gì đảm bảo rằng sau khi thay đổi quy chế bảo tàng, các chuyến tham quan tòa nhà sẽ không bị cắt giảm do nguyên nhân tiến hành các buổi phụng vụ tôn giáo», - chuyên viên Bảo tàng Lịch sử nhận xét.

Vấn đề là ở chỗ những bức tranh khảm trong nội thất nhà thờ không thể không nhận thấy.

«Nếu che chắn tranh bằng những tấm khiên hoặc thứ gì đó tương tự, e rằng sẽ là lâu dài. Và khi đó làm thế nào để theo dõi sự an toàn của các bức tranh, để kiểm tra xem liệu những tấm kính màu có được gắn vững trên đất ngàn năm?» - ông Mikhail Butyrskiy không che giấu sự lo lắng.
CC0 / Myrabella / Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Có rất nhiều câu hỏi, nhưng hiện vẫn chưa có giải đáp nào từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Hagia Sophia ở Istanbul trở thành nhà thờ Hồi giáo một lần nữa - Sputnik Việt Nam
Ông Putin lưu ý về sự cộng hưởng liên quan tới quyết định về Hagia Sophia

«Những mong rằng di sản văn hóa Byzantine còn giữ được có giá trị phổ quát quý báu với toàn nhân loại sẽ không biến thành ký ức trừu tượng. Để mọi người có thể chiêm ngưỡng, để nghệ thuật cổ đại tiếp tục trường tồn, ở đây và bây giờ», - ông Butyrskiy kết luận

Chuyên gia Lyudmila Tarasenko chia sẻ quan điểm của đồng nghiệp: «Những gì người xưa đã làm với Sofia sau cuộc chinh phục Constantinople là điều tự nhiên đối với thời Trung cổ, khi đó mọi thứ phân định theo logic của người chiến thắng».

«Còn trong thời đại của chúng ta, cách tiếp cận này, nói nhẹ nhất cũng là khó hiểu gây nhầm lẫn. Những di tích kỳ vĩ thời cổ đại và di sản Byzantine từ lâu đã thành «của riêng» đối với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại và được bảo tồn với trách nhiệm tối đa. Như kinh nghiệm lịch sử cho thấy, mọi thứ sẽ trôi qua, không còn gì nhiều từ đế chế vĩ đại thời quá khứ, và nhiệm vụ của chúng ta là trân trọng bảo tồn cẩn thận mọi di sản, từ thứ nhỏ bé nhất cho các thế hệ tương lai», - nhà sử học nói.
© AFP 2023 / OZAN KOSEHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia – giáo đường, nhà thờ đạo Hồi hay Viện Bảo tàng. Tại sao di tích này quý giá? - Sputnik Việt Nam
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала