Chuyên gia cũng kể đến những nỗ lực của Nga trong việc khắc phục những hậu quả tiêu cực của đại dịch, nhận định rằng lãnh đạo Nga trong nhiều năm đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước khỏi áp lực tài chính bên ngoài.
"Người thật sự chiến thắng đại dịch"
Theo chuyên gia kinh tế, Đức sẽ trở thành "người thật sự chiến thắng đại dịch" duy nhất, nhờ vào chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng về các biện pháp hạn chế, ngụ ý đánh giá cao hệ thống quản lý nhà nước hiệu quả, không làm tăng nợ công, và kết quả là đạt được tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong tính theo đầu người thấp nhất ở châu Âu.
Nước Đức, không giống như Mỹ và Trung Quốc, bước vào chế độ cách ly phòng dịch với một khoản nợ công nhỏ, nhà kinh tế lưu ý. Ngoài ra, ngay từ đầu đại dịch, chính quyền Đức đã quyết định chi trả các khoản thanh toán trực tiếp đáng kể cho các gia đình - lên tới 15 nghìn euro, giảm thuế, quyết định trợ cấp và cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo tính toán của ông Sharma, tổng giá trị các khoản hỗ trợ tài chính này lên tới 55% GDP của Đức, cho phép công dân nước này thực tế không cảm thấy hậu quả của đại dịch. Cuối cùng, người sử dụng lao động còn được trả tiền bồi thường cho nhân viên thất nghiệp tạm thời. Kết quả tỷ lệ thất nghiệp ở Đức chỉ là sáu phần trăm, trái ngược với Hoa Kỳ, nơi cứ ba người Mỹ thì có một người thất nghiệp vĩnh viễn hoặc tạm thời.