Theo ông, việc khai trừ Nga ra khỏi nhóm này liên quan đến việc thống nhất Crưm và tình hình ở Ukraina.
“Khi vấn đề đó còn chưa được giải quyết, tôi không thấy có khả năng nào để mời Nga trở lại” - ông Maas nhận xét.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Đức cho biết họ cũng không thể nhất trí với đề xuất mời các nước khác tham gia G7.
"Chúng tôi coi định dạng G7 hoặc G20 là bình thường, nhưng phản đối G11 hoặc G12", - ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Mass nói rằng Đức luôn tuân thủ nguyên tắc thực thi các thỏa thuận Minsk về Donbass. Ông nói thêm rằng nếu nói đến giải quyết tình hình ở miền đông Ukraina thì cũng cần thảo luận cả vấn đề Crưm.
Ngoại trưởng Đức nhân dịp này đánh giá người đồng cấp Nga Sergei Lavrov là người có nhiều kinh nghiệm.
"Ông ấy nhất quán bảo vệ lợi ích của nước Nga, nhưng với ông ấy, luôn luôn có thể tìm ra một giải pháp chấp nhận được", - Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tháng 5 quyết định hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 cho tới mùa thu và mời thêm một số nước ngoài nhóm tham dự hội nghị. Trong số đó ngoài Nga còn có Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Theo ông, G7 là một “nhóm lỗi thời". Quyết định này bị các nước Liên minh châu Âu và Canada phản đối.
Nga gia nhập nhóm G8 trước khi sáp nhập Crưm vào tháng 3/2014. Sau sự kiện đó lãnh đạo các nước còn lại trong nhóm G8 (Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Ý và Canada) đã từ chối đến Sochi dự hội nghị thượng đỉnh nhóm này, mà tổ chức riêng hội nghị thượng đỉnh ở Brussels không có sự tham gia của Moskva. Tại hội nghị này cũng thông qua quyết định từ đó sẽ không tổ chức các cuộc gặp gỡ theo định dạng G8 nữa.