Quyết định về Hagia Sophia kết liễu ước mơ về một Thổ Nhĩ Kỳ thế tục và tự do. Sẽ thế nào với «vòng ôm của Nga»?

© AFP 2023 / OZAN KOSEHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ước mơ của người châu Âu về một đất nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục và tự do giờ đây đã tan biến như ảo vọng, báo Le Figaro viết. Recep Tayyip Erdogan đã chọn chủ nghĩa dân tộc, một Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi và toàn trị, động thái khiến ông ta tách xa các đồng minh truyền thống và có vẻ đang ngả dần về phía Nga.

Dấu chấm hết cho một kỷ nguyên

Hăm doạ tống tiền dân di cư, đánh nhau với người Kurd ở Syria, khai thác hải sản bất hợp pháp trong vùng kinh tế của Síp, vi phạm nhân quyền - tất cả những hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ đều trở thành vấn đề đối với an ninh châu Âu hoặc đi ngược chống lại giá trị châu Âu. Nhưng khi Erdogan quyết định cấp vị thế nhà thờ Hồi giáo cho Hagia Sophia, ông ta đã «đặt dấu chấm hết» cho kỷ nguyên dễ dàng thiết lập cây cầu nối giữa Đông và Tây, - tác giả bài viết nhận xét.

Người Hồi giáo tham gia buổi cầu nguyện đầu tiên sau 86 năm ở Hagia Sophia - Sputnik Việt Nam
Erdogan đọc Adhan, kêu gọi người Hồi giáo cầu nguyện đầu tiên sau 86 năm ở Hagia Sophia

Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành vấn đề đối với các nước NATO còn đang là đồng minh. Suốt thời gian dài, các nước này đã nhắm mắt làm ngơ trước hành động khiêu khích của Erdogan, tác giả bài báo lưu ý, trích dẫn ví dụ là việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp S-400 của Nga. Ankara đã trở thành một đồng minh ngày càng kém tin cậy đối với các nước NATO, một đồng minh mà khi cần sẽ giở ra chiêu thức trò chơi của riêng mình và thậm chí sử dụng chính sách vũ lực. Tuy nhiên, nếu EU có thể đơn giản là từ bỏ kế hoạch kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào hàng ngũ thành viên, thì NATO vốn hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận lại không thể dễ dàng khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như khó áp đặt biện pháp trừng phạt chống Ankara.

Bằng cách biến Hagia Sophia thành một nhà thờ Hồi giáo, Erdogan đã đặt mình ngang hàng với Vua Mehmet II, người đã chinh phục Constantinople và lần đầu tiên biến địa điểm Chính thống giáo này trở thành cơ sở thờ phụng của Hồi giáo. Erdogan xóa hết mọi thành tựu của nhân vật thiết lập nền Cộng hoà ở Thổ Nhĩ Kỳ là Tổng thống thứ nhất Mustafa Kemal Atatürk, - tác giả bài báo đánh giá, - và bằng động tác đó cố gắng đánh lạc hướng chú ý của cư dân khỏi những thất bại trong chính sách đối nội của ông ta. Lợi dụng thái độ bàng quan của người Mỹ và sự thiếu quyết đoán của châu Âu trên bình diện này, ông ta đang củng cố vị thế cá nhân ở vùng nam Địa Trung Hải.

© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhBên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Bên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ  - Sputnik Việt Nam
1/4
Bên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhMột chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
2/4
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
CC0 / Myrabella / Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
3/4
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
© Sputnik / Burju Okutan / Chuyển đến kho ảnhHagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam
4/4
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
1/4
Bên trong Nhà thờ Sophia (Hagia Sophia) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
2/4
Một chi tiết của phần tường và trần trong Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
3/4
Một trong các bức tranh khảm của Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
4/4
Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, Paris và Erdogan có mối quan hệ căng thẳng nhất. Các nhà lãnh đạo Pháp chỉ trích Erdogan vì quyết định về Hagia Sophia và cả vì cách gây ảnh hưởng của ông ta thông qua cộng đồng người Thổ ở Pháp. Nhưng trên hết, Paris phẫn nộ vì sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào tình hình Libya, tác động thay đổi diễn biến sự kiện. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ «phải chịu trách nhiệm lịch sử» vì hành động này.

Hagia Sophia ở Istanbul trở thành nhà thờ Hồi giáo một lần nữa - Sputnik Việt Nam
Ông Putin lưu ý về sự cộng hưởng liên quan tới quyết định về Hagia Sophia

Trò chơi nguy hiểm

Dù vậy, trong cuộc đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp hoá ra đơn độc, - tác giả bài báo lưu ý. Hoa Kỳ tiếp tục coi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh. Anh nói chung đồng ý với Pháp nhưng lại lo rằng nếu thiếu sự hỗ trợ của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ «ngả vào vòng ôm của Nga». Đức im lặng bởi trên lãnh thổ nước này hiện có cộng đồng người Thổ đông đảo. Về phần mình, các nước Đông và Tây Âu theo gương Hoa Kỳ. Pháp chỉ còn biết đáp trả bằng cách đình chỉ tham gia các chiến dịch của NATO.

Tuy nhiên, Erdogan vẫn tiếp tục chơi trò chơi địa chính trị nguy hiểm, - tác giả bài viết cảnh báo. Ông ta đang rời xa các đồng minh truyền thống, tiến đến gần gũi hơn tới Nga, mặc dù ở Libya và Syria hai nước này ủng hộ những bên khác nhau của cuộc xung đột, - báo Le Figaro nhắc nhở.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала