Đại gia Trầm Bê bị đề nghị thêm 6-7 năm tù, siêu lừa Dương Thanh Cường ngồi tù cả đời

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNBị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam).
Bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ thất thoát hàng trăm tỷ đồng tại Ngân hàng Phương Nam, đại gia Trầm Bê bị VKSND TP.HCM đề nghị thêm 6-7 năm tù. Siêu lừa Dương Thanh Cường nhiều khả năng sẽ phải lĩnh thêm 18-20 năm tù về tội lửa đảo. Tổng bản án là chung thân.

Bên cạnh các mức án tù, VKSND TP.HCM còn đề nghị buộc cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam – đại gia Trầm Bê cùng 9 bị cáo khác trong vụ siêu lừa Dương Thanh Cường phải bồi thường hơn 319 tỷ đồng cho ngân hàng bị hại.

Đề nghị đại gia Trầm Bê thêm 6-7 năm tù

Sáng 28/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trầm Bê (61 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam), Dương Thanh Cường (54 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Xây Dựng Bình Phát (Công ty Bình Phát) và 8 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập vào Sacombank năm 2015) hơn 505 tỷ đồng tiếp tục với phần nội dung luận tội và đề nghị mức mức án đối với các bị cáo.

Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Nghi vấn vụ siêu lừa Dương Thanh Cường qua mặt đại gia Trầm Bê

Hôm nay, tại phiên xử, đại diện VKSND TP.HCM đã phát biểu quan điểm giải quyết vụ án và luận tội đối với 10 bị cáo trong vụ thất thoát gây thiệt hại 505 tỷ đồng tại ngân hàng Phương Nam.

Theo đại diện VKSND TP.HCM, thông qua quá trình thẩm vấn tại tòa, lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với chứng cứ, hồ sơ vụ án. Ông Trầm Bê và các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội. Từ đó, VKS cho rằng có đủ cơ sở để kết luận các bị cáo phạm tội như đã truy tố. Cụ thể, là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Dương Thanh Cường.

Dương Thanh Cường đã lập và điều hành 2 công ty Bình Phát và Thanh Phát. Tháng 10/2007, Cường lấy danh nghĩa Công ty Thanh Phát mua 10,5 ha đất nông nghiệp (thuộc 23 sổ đỏ) tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Đồng thời, đáng chú ý là, Dương Thanh Cường lấy 23 sổ đỏ này ra thế chấp cho Agribank chi nhánh 6 để vay 628 tỷ đồng mua một phần đất thuộc 23 sổ đỏ này (171 tỷ đồng) và để đầu tư vào những dự án khác.

Tuy nhiên, khu đất nằm trong quy hoạch nên hợp đồng mua bán giữa Công ty Thanh Phát và người dân vẫn được công chứng, không thể đăng bộ sang tên cho Công ty Thanh Phát.

Năm 2008, Dương Thanh Cường xin địa điểm đầu tư dự án nhưng không được chấp nhận. Sau đó, bị cáo lấy lý do trình UBND TP.HCM phê duyệt dự án để mượn Agribank (chi nhánh 6) 23 sổ đỏ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2008 đến tháng 6/2009, “siêu lừa” Dương Thanh Cường đã dùng 23 sổ đỏ thế chấp cho ngân hàng Phương Nam để vay 185 tỷ đồng. Bị cáo sử dụng hết vào mục đích cá nhân.

Ông Trầm Bê đã từng hầu tòa, bị tuyên án 4 năm tù trong một đại án ngân hàng và đã chấp hành xong hình phạt. - Sputnik Việt Nam
Vụ siêu lừa Dương Thanh Cường: Đại gia Trầm Bê lại bị đề nghị truy tố

VKSND TP. HCM nêu quan điểm, bị cáo Trầm Bê, nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Phương Nam và 7 đồng phạm khác là cán bộ, nhân viên ngân hàng Phương Nam, bản thân tất cả đều biết rõ Công ty Bình Phát của Dương Thanh Cường không đủ điều kiện được cho vay, cấp tín dụng nhưng vẫn phê duyệt cho vay.

Chưa hết, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp Dương Thanh Cường là 23 sổ đỏ đều là đất nông nghiệp, nằm trong quy hoạch, không thể sang tên cho Thanh Phát, không đăng ký giao dịch đảm bảo, không đủ điều kiện thế chấp, hợp đồng thế chấp không công chứng.... dẫn đến việc ngân hàng Phương Nam bị thiệt hại 505 tỷ đồng.

Từ phân tích này, VKSND TP.HCM cho rằng, bị cáo Trầm Bê và các cán bộ ngân hàng Phương Nam đã có lỗi cố ý trực tiếp, phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi mình gây ra.

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNBị cáo Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và xây dựng Bình Phát, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Sản xuất xây dựng và thương mại Thanh Phát) bị truy tố, xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đại gia Trầm Bê bị đề nghị thêm 6-7 năm tù, siêu lừa Dương Thanh Cường ngồi tù cả đời - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và xây dựng Bình Phát, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Sản xuất xây dựng và thương mại Thanh Phát) bị truy tố, xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị cáo thuộc nhóm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Do vậy, đối với các bị cáo là cán bộ ngân hàng Phương Nam: VKSNDTP.HCM đề nghị tuyên phạt thêm bị cáo Trầm Bê từ 6- 7 năm tù và tổng hợp với bản án trước 4 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vì “dính líu” đến Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) gần 1.800 tỷ đồng.

Phan Huy Khang (nguyên phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Phương Nam) bị đề nghị từ 5-6 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Nhiều "điều lạ" sau phiên xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê

Đối với 7 bị cáo còn lại, VKS đề nghị mức án từ 3 năm đến 5 năm tù cùng về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Siêu lừa Dương Thanh Cường bị VKS đề nghị 18-20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với các bản án trước là chung thân, buộc Cường bồi thường 185 tỉ đồng cho Sacombank, đồng thời liên đới bồi thường 319 tỉ với 9 bị cáo trong vụ án cho Sacombank.

Theo dự kiến, phiên tòa diễn ra đến ngày 28/7, do thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó Chánh án Tòa hình sự, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ tọa.

Vụ Ngân hàng Phương Nam: Kê biên 23 sổ đỏ

Về thiệt hại của Ngân hàng Phương Nam, kết luận giám định tư pháp của giám định viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tổng dư nợ gốc, lãi tạm tính đến ngày 5/1/2020 của Công ty Bình Phát là hơn 81 tỷ đồng và hơn 9.250 lượng vàng SJC, bao gồm cả gốc, lãi, quy ra VND, tổng cộng là 331 tỷ.

Bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và Trầm Bê được áp giải sau phiên tòa sáng 7/2 - Sputnik Việt Nam
Vì sao đại gia Trầm Bê tiếp tục bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam?

Tuy nhiên, theo văn bản ngày 2/10/2019 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nêu rõ, căn cứ theo sổ sách theo dõi của Ngân hàng Phương Nam sau đó được bàn giao cho Sacombank (sau sáp nhập) thì tổng thu nợ của Công ty Bình Phát là hơn 500 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 14/9/2015, Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, VKSND TP.HCM cho biết, thiệt hại của Ngân hàng Phương Nam được xác định là hơn 505 tỷ. Trong đó, riêng Dương Thanh Cường đã chiếm hơn 185 tỷ đồng nên bị cáo này có trách nhiệm phải bồi thường cho Ngân hàng Phương Nam.

Còn khoảng 319 tỷ đồng thiệt hại còn lại của Ngân hàng Phương Nam, VKS đề nghị HĐXX buộc Dương Thanh Cường, Trầm Bê và 8 bị cáo còn lại trong vụ án liên đới phải bồi thường.

Về phần dân sự, VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX tiếp tục kê biên 23 sổ đỏ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành 171 tỷ đồng của Dương Thanh Cường cho Agribank chi nhánh 6. Sau khi trừ đi 171 tỷ đồng, phần còn lại sẽ được dùng để khắc phục hậu quả cho Sacombank trong vụ án này.

Phiên tòa tiếp tục bước vào phần bào chữa của các luật sư đối với bị cáo Dương Thanh Cường, Trầm Bê và đồng phạm.

Trước đó, trong quá trình chất vấn tại tòa, các bị cáo không chấp nhận con số 505 tỷ đồng thiệt hại gây ra cho Ngân hàng Phương Nam. Các bị cáo cho rằng, vì diễn biến khách quan, tỷ giá vàng tăng cao mà họ lại bị quy trách nhiệm thì hoàn toàn không thỏa đáng.

Bị cáo Trầm Bê sau phiên xử sáng 7/2. - Sputnik Việt Nam
Đại gia Trầm Bê chấp nhận án tù bốn năm

Riêng đại gia Trầm Bê đề nghị được trả thay bị cáo Dương Thanh Cường khoản nợ 171 tỷ đồng cho Agribank, giao 23 sổ đỏ cho Sacombank để khắc phục thiệt hại do ông và cấp dưới gây nên.

Còn bị cáo Dương Thanh Cường nêu ý kiến, giá trị của 23 sổ đỏ hiện nay lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Theo cựu Tổng giám đốc Công ty Bình Phát, đây là quá đủ để khắc phục hậu quả cho cả Agribank và Sacombank. Vậy nên, ông Cường đề nghị các cơ quan tố tụng phối hợp với cơ quan thi hành án cho phép bán 23 khu đất này lấy tiền khắc phục thiệt hại.

Vụ án siêu lừa Dương Thanh Cường và đại gia Trầm Bê ở Ngân hàng Phương Nam

Theo Cơ quan điều tra, năm 2007, ông Cường có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vường Thanh Phát đã lấy danh nghĩa công ty mua 10,5 héc-ta đất của các hộ dân.

Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Viện kiểm sát đề nghị Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 4 – 5 năm tù

Ông Dương Thanh Cường sau đó đem 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mua thế chấp tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh số 6 để vay tiền làm dự án.

Ngày 7.4.2008, với tư cách là Tổng giám đốc Công ty Bình Phát, ông Dương Thanh Cường ký hồ sơ đề nghị vay 200 tỷ đồng tại Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam. Bốn ngày sau, Giám đốc sở giao dịch Nguyễn Thị Xuân Trang (hiện đã bỏ trốn, đang bị truy nã) đã chỉ đạo 2 cán bộ tín dụng báo cáo thẩm định đề xuất cho công ty này vay 190 tỷ đồng.

Cùng ngày, Hội đồng tín dụng của sở giao dịch gồm bà Nguyễn Thị Xuân Trang và 2 ủy viên là ông Ngô Văn Huổi, bà Trịnh Bích Nga ký biên bản họp hội đồng tín dụng sở giao dịch đề xuất cho công ty trên vay 190 tỷ đồng.

Sau đó ông Phan Huy Khang (cựu Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng) đã họp và ký vào biên bản đồng ý cho vay nhưng chỉ giải ngân 130 tỷ đồng.

Theo Cơ quan điều tra, ông Trầm Bê đã phê duyệt cho công ty của ông Dương Thanh Cường vay không điều kiện và không theo đề nghị của Hội đồng tín dụng. Từ đó, Phó Giám đốc Sở Giao dịch cùng hai cán bộ tín dụng đã giải ngân 130 tỷ đồng mà không có bất kỳ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Ông Dương Thanh Cường đã xài hơn 2 tỷ đồng để trả lãi vay, 128 tỷ chỉ tiêu vào mục đích cá nhân.

Trong lần gặp tiếp theo (tháng 5.2008), ông Dương Thanh Cường lại xin vay tiền thêm nơi ông Trầm Bê. Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phương Nam đã đồng ý cho ông Dương Thanh Cường vay thêm tiền bằng biện pháp đảo nợ ký hợp đồng vay mới. Trình tự cho vay y hệt lần đầu tiên. Dương Thanh Cường đã sử dụng tiền giải ngân để hoàn tất hợp đồng và rút thêm tiền.

Ngân hàng Phương Nam giải ngân cho Dương Thanh Cường 57 tỷ đồng và 9000 lượng vàng, trị giá tổng cộng là 221,3 tỷ đồng. Cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bình Phát dùng số tiền này để tất toán khoản vay trước, trả 32 tỷ đồng lãi, còn lại hơn 57 tỷ đồng sử dụng riêng.

Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Trầm Bê: "Giúp sức" và tù tội

Bị cáo Dương Thanh Cường tiếp tục xin gia hạn nợ ngày 4.6.2009. Ông Trầm Bê lại tiếp tục cho ông Cường gia hạn nợ y như hai lần trước (đảo nợ), ký hợp đồng vau tiền mới lần thứ ba. Ngày 11.1.2010, Dương Thành Cường ký giấy gán toàn bộ 23 bất động sản cho Ngân hàng Phương Nam để thanh lý các khoản nợ.

Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định ông Trầm Bê cùng thuộc cấp vi phạm hoạt động cho vay trái quy định của ngân hàng, gây thiệt hại cho 331 tỷ đồng.

Kết quả điều tra, Bộ Công an xác định siêu lừa Dương Thanh Cường đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, mang tài sản đang thế chấp tại Agribank đi vay và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Phương Nam. Tài sản là 23 quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú huyện Bình Chánh TP.HCM.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала