Theo ước tính của Tổ chức Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược biển Đông của Trung Quốc, số chuyến bay trinh sát của Mỹ trên biển Đông trong tháng Bảy tăng gấp đôi so với tháng Năm. Vào tháng 7, hai nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ hoạt động ở biển Đông, cùng với không quân chiến lược. Mặt khác, Trung Quốc cũng triển khai gần như toàn bộ một lữ đoàn máy bay chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa, mở rộng hoạt động tuần tra các tàu chiến của họ trên biển Đông và gia tăng cường độ các cuộc tập trận.
In July, 67 US reconnaissance aircraft operated over the #SouthChinaSea, which saw a marked increase from 49 in June, and almost doubled that in May. Both the US Navy and Air Force participated in reconnaissance with a wide range of activity types and operational scope.
— SCS Probing Initiative (@SCS_PI) August 4, 2020
Mỹ hay Trung Quốc: Ai là người khơi mào cho xung đột ở Biển Đông?
Tuy nhiên, người khơi mào cho vòng căng thẳng mới là Hoa Kỳ, quốc gia quyết định gia tăng sức ép đối với Trung Quốc về các vấn đề trên biển Đông, bắt đầu từ mùa xuân năm 2020. Ngày 13 tháng 7, 4 năm và 1 ngày sau phán quyết nổi tiếng của Tòa án Liên hợp quốc về yêu sách của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến các đối tượng và vùng biển tranh chấp ở biển Đông, Bộ Ngoại giao Mỹ ra một tuyên bố điều chỉnh đáng kể chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trên thực tế, Mỹ đang rời bỏ quan điểm trung lập, chỉ bảo vệ độc quyền tự do hàng hải ở biển Đông trước đây, và tuyên bố đoàn kết với lập trường của một số nước ASEAN phản đối Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc ngày càng đáp trả các cuộc tấn công bằng một phong cách ngoại giao mới cứng rắn hơn. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng xuất hiện vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Đông, tương tự như đã hoạt động trên biển Hoa Đông từ năm 2013.
Chiến thuật trước bầu cử
Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc, vốn đã kéo dài từ lâu, nhưng giờ trở nên tồi tệ hơn với đại dịch COVID-19. Việc tung ra chiến dịch chống Trung Quốc có thể là một thủ đoạn tranh cử có chủ ý của Đảng Cộng hòa. Ngoài ra, đối với Hoa Kỳ lúc này, trong bối cảnh nội bộ rối ren, điều quan trọng là phải thể hiện quyết tâm và sức mạnh quân sự với các đồng minh châu Á.
Mặt khác, trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã thắt chặt đáng kể các luận điệu và chính sách đối ngoại của mình trên trường quốc tế. Đường lối mới của Trung Quốc có lẽ phản ánh nhu cầu của công chúng về một chính sách đối ngoại mạnh mẽ khi đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc tế.
Mối đe dọa của một cuộc xung đột thực sự trên biển Đông
Tất nhiên, rất khó để tưởng tượng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ cố tình đi vào một cuộc xung đột vũ trang. Thế nhưng cho đến gần đây, cũng rất khó để hình dung ra một cuộc đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, vụ việc xảy ra vào tháng 6 tại Thung lũng Galvan hóa ra là đẫm máu nhất kể từ năm 1967. Cuộc đụng độ Trung - Ấn, cho đến nay như được biết, là kết quả của một chuỗi tai nạn thương tâm và hiểu lầm của cả hai bên, tính toán sai lầm của những người thực thi và nắm tình hình không rõ của các sĩ quan bậc trung.
Tất cả những điều kiện này đều có thể xảy ra ở biển Đông. Nếu một sự cố xảy ra ở đó bây giờ, chẳng hạn như va chạm giữa máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2001 ở khu vực Hải Nam, thì hậu quả có thể lớn hơn nhiều.
#OTD in 2001: Hainan Island incident, after a US Navy P-3 surveillance plane collidedd with a Chinese AF Shenyang J-8 near the location. Jet crashed (pilot KIA) but the P-3 landed safely, leading to diplomatic crisis between US and China after its crew was detained for 10 days. pic.twitter.com/T071i4tAqj
— Air Disasters OTD (@OnDisasters) March 31, 2020
Rõ ràng, những tháng còn lại trước cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ sẽ là nguy hiểm nhất, và trong giai đoạn này, cần đặc biệt cảnh giác và thận trọng để tránh thảm họa xảy ra.