Theo ông, Mỹ sẽ không thể "thúc ép" Đức trong vấn đề xây dựng "Dòng chảy phương Bắc – 2", vì "người Đức biết đếm tiền".
"Doanh nghiệp Đức nhận thức rất rõ về thiệt hại của mình trong trường hợp từ bỏ dự án này, vốn rất có lợi cho công nghiệp và người tiêu dùng Đức. Doanh nghiệp Đức đã bị thiệt hại nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt của Mỹ, không chỉ được áp dụng cho các công ty Mỹ mà còn với các công ty châu Âu vì đã hợp tác với Nga trong các lĩnh vực bị trừng phạt", - Voitolovsky cho biết tại một cuộc họp trực tuyến do hãng tin Rossya Sevodnhia (Sputnik) tổ chức.
Theo ông, sự phẫn nộ của các công ty Đức bị ảnh hưởng ngày càng gia tăng và lên đến cấp chính trị.
Ông nói: "Tôi nghĩ sự không hài lòng sẽ được thể hiện ở cấp độ chính trị".
Các hành động của Hoa Kỳ chống lại việc xây dựng "Dòng chảy phương Bắc – 2"
Người Mỹ đang cản trở việc thực hiện dự án "Dòng chảy phương Bắc – 2", vì họ muốn tăng nguồn cung cấp khí LNG của họ cho châu Âu, chuyên gia nhắc lại. Theo ông, thị trường châu Âu hiện là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ và áp lực sẽ ngày càng gia tăng. Dự án bị Hoa Kỳ tích cực phản đối vì họ đang quảng bá khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình sang EU, cũng như Ukraina, vốn đang lo sợ bị mất hệ thống ống vận chuyển. Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với "Dòng chảy phương Bắc – 2" vào tháng 12, yêu cầu các công ty ngừng ngay việc lắp đặt đường ống. Doanh nghiệp Thụy Sỹ Allseas gần như ngay lập tức thông báo đình chỉ công việc.