Thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, Việt Nam sắp vào đỉnh dịch Covid-19?

© AFP 2023 / Manan VatryayanaTại trung tâm xét nghiệm nhanh
Tại trung tâm xét nghiệm nhanh  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sáng nay, Bộ Y tế thông báo cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 mới đều liên quan đến Đà Nẵng. Trong đó, có một gia đình ở Quảng Nam 3 ca mắc. Hà Nội có một người nhiễm coronavirus. Tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 717 người.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 9 của Việt Nam tử vong vì viêm phổi, suy hô hấp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2 và nhiễm coronavirus.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho hay, số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 của Việt Nam sẽ còn tăng lên và đỉnh dịch sẽ đạt trong vòng 10 ngày tới. Do đó người dân cần cẩn thận.

Về độ chính xác của test nhanh xét nghiệm coronavirus, nhiều chuyên gia y tế lên tiếng lý giải vì sao khi test nhanh âm tính nhưng xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR lại dương tính và ngược lại. Vì sao test nhanh không có khả năng phát hiện chính xác người nhiễm SARS-CoV-2?

Việt Nam thêm 4 ca mắc Covid-19, gia đình ở Quảng Nam có 4 người nhiễm nCoV

Theo bản tin sáng nay ngày 6/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm coronavirus mới có liên quan đến Đà Nẵng. Trong đó, Hà Nội xác nhận 1 ca nhiễm nCoV. Quảng Nam có liên tiếp 3 người trong một gia đình nhiễm SARS-CoV-2.

Tại trung tâm kiểm tra Covid-19 nhanh ở Hà Nội   - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn lây nhiễm cộng đồng

Cụ thể, Bộ Y tế cho hay, bệnh nhân 714 ở Hà Nội mắc Covid-19 là người đàn ông 42 tuổi, cư trú tại Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đây là nhân viên điều hành xe buýt. Về ca bệnh này, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân có tiền sử đi về từ vùng dịch. Cụ thể là người đàn ông Hà Nội đã đi du lịch cùng gia đình tại Đà Nẵng từ ngày 14-17/7. Sang đến ngày 19/7, bệnh nhân khởi phát với sốt nhẹ, viêm họng.

Sau đó, ngày 4/8, bệnh nhân nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với coronavirus.

Ba ca mắc mới tại Quảng Nam là các bệnh nhân từ 715-717, có độ tuổi từ 42-45. Trong đó, Bộ Y tế cho hay, có một ca bệnh là con gái (diện F1) của bệnh nhân 593 và là em của các bệnh nhân 547, 625.

Hai ca bệnh nhiễm nCoV khác thuộc diện F1 của bệnh nhân 456. Hiện ba bệnh nhân này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Như vậy, gia đình ở Quảng Nam nêu trên có tới 4 người cùng nhiễm coronavirus, trong đó có 3 người con. Tính đến thời điểm này cũng có nhiều gia đình cùng mắc SARS-CoV-2 với số người là 3,4, và 7 trường hợp.

Trước đó, ngày 4/8, trong số các ca bệnh được công bố nhiễm nCoV, có bệnh nhân 645 là nữ, 67 tuổi, là F1 (mẹ) của bệnh nhân 555 (đã được Bộ Y tế xác nhận nhiễm coronavirus hôm 1/8). Sau đó, bệnh nhân số 644, 35 tuổi cũng là F1 (anh trai) của bệnh nhân 555 (khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng).

Cùng với gia đình này, còn có một gia đình nữa ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam có tới 7 người mắc Covid-19. Đó là các bệnh nhân 522, 523 (vợ chồng), bệnh nhân 561 (con gái), bệnh nhân 597 (con trai) và các bệnh nhân 598, 599, 600 là cháu nội, ngoại. Các bệnh nhân mắc Covid-19 này đều ở chung nhà với nhau.

Được biết, các bệnh nhân trong gia đình đều lây từ bệnh nhân 522, 67 tuổi, là chồng, bố và ông nội, ông ngoại của các thành viên trong gia đình. Trước đó, bệnh nhân này mắc bệnh ung thư thận di căn phổi giai đoạn 4, suy thận độ 4-5.

Các nhân viên y tế đang khẩn trương đưa bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Gia Đình. - Sputnik Việt Nam
Làm sao để Việt Nam dập được dịch Covid-19?
Ngày 9/7, bệnh nhân này nhập viện tại Khoa Thận- Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng, đến ngày 22/7 xuất viện trở về gia đình, ở nhà không đi đâu. Bệnh nhân 523, vợ của  bệnh nhân 522 đi nuôi chồng từ ngày 9/7 tại Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian ở bệnh viện, bà hàng ngày xuống căng tin mua hàng rồi về lại phòng. Sau đó cả hai được xác định nhiễm SARS-CoV-2.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 717 ca mắc Covid-19. Từ ngày 25/7 đến nay, liên quan đến các ổ dịch ở Đà Nẵng, cả nước đã ghi nhận 268 ca mắc mới trong cộng đồng.

Đáng chú ý, tổng số người tiếp xúc gần, nhập cảnh từ vùng dịch và đang được cách ly lên tới 170.457 trường hợp. Trong đó, có 6.717 người được theo dõi ở bệnh viện. 23.356 người cách ly tập trung ở các cơ sở khác và cách ly tại nhà, nơi lưu trú có 140.384 người.

Trong thông báo khẩn số 24 phát đi sáng 6/8, Bộ Y tế tìm người từng đến 3 trung tâm tiệc cưới ở Đà Nẵng gồm Nhà hàng tiệc cưới Golden Phoenix, Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Phì Lũ và Trung tâm tiệc cưới Biển Xanh ở Đà Nẵng cần liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ.

Việt Nam có thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong

Sáng nay ngày 6/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng đã lên tiếng thông tin về trường hợp bệnh nhân được xác định nhiễm coronavirus tử vong.

Công tác chuẩn bị của bệnh viện đã sẵn sàng. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi bảo vệ bác sĩ giữa tâm dịch Covid-19

Theo đó, đây là bệnh nhân số 651 có tên N.T.H, 67 tuổi, ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Trước khi được khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 bệnh nhân có tiểu sử bị suy thận mạn tính, Lupus ban đỏ, đái tháo đường type 2, nhiễm nấm máu.

Về lịch trình điều trị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, ngày 18/7, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Khoa Nội Thận, Bệnh viện Đà Nẵng. Sau đó bệnh nhân được Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến Bệnh viện Gia đình. Từ thời điểm đó đến ngày 31/7/2020 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Gia đình.

Sang đến ngày 2/8, bệnh nhân được khẳng định có kết quả dương tính với coronavirus, được chuyển ngay vào Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng.

Ngày 3/8, bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ, thể trạng suy kiệt, loét vùng cẳng tay và cẳng bàn chân, xuất huyết dưới da cẳng tay hai bên, khó thở nhẹ. Ngày 4/8, bệnh nhân bị suy hô hấp, được chỉ định đặt nội khí quản, thở máy.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam truy tìm nguồn gốc dịch Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng

Sang đến ngày 6/8, vào khoảng rạng sáng 0h:45, bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu, suy hô hấp, tím da đầu chi, nhịp tim chậm dần rồi ngưng, không đo được huyết áp, hồi sinh tim, phổi không hiệu quả. Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân tử vong vào khoảng lúc 1:30.

“Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi, suy hô hấp trên bệnh nhân suy thượng thận mạn tính, đái tháo đường type 2 và Covid-19. Đây là ca tử vong thứ 9 ở các bệnh nhân mắc Covid-19”, thông báo của Bộ Y tế nêu rõ.

9 bệnh nhân Covid-19 Việt Nam tử vong gồm ca bệnh số 496, số 426, bệnh nhân số 429, bệnh nhân 524, ca bệnh số 475, bệnh nhân số 499, bệnh nhân 428, ca mắc Covid-19 số 437 và bệnh nhân số 651.

Như trước đó đã thông tin, Bộ Y tế cho hay, các ca bệnh tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, sốc nhiễm trùng…

10 ngày tới Việt Nam đạt đỉnh dịch Covid-19

Thông tin với báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Việt Nam có khả năng sẽ đạt đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới, do đó người dân cần hết sức cẩn thận, thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại thành phố Huế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, chuyên gia nói về độc lực virus corona ở Đà Nẵng

Theo Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, việc cách ly tại Đà Nẵng là thực hiện đúng theo quy định trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Y tế hy vọng, trong 14 ngày, UBND TP. Đà Nẵng cùng các lực lượng chức năng, tranh thủ sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, nỗ lực giảm số ca mắc coronavirus mới.

“Như vậy sau 14 ngày chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh và Thành phố sẽ có những chuyển biến từ thực hiện Chỉ thị 16 sang Chỉ thị 19 của Chính phủ”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết thêm, dịch bệnh Covid-19 ở giai đoạn 1 cũng có xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, tuy nhiên chỉ có một số các công nhân Công ty Trường Sinh và một số điều dưỡng mắc bệnh.

Thế nhưng, trong giai đoạn 2 khởi phát tại bệnh viện và lây lan cho nhiều bệnh nhân và người nhà cũng như các nhân viên y tế chăm sóc tại 3 bệnh viện (Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng).

Điều đáng lo ngại là, giai đoạn này, nhiều bệnh nhân nhiễm coronavirus là người cao tuổi cộng với nhiều bệnh lý nền, nguy cơ tử vong rất cao.

“Trong đó có rất nhiều bệnh nhân có nền bệnh nặng có nguy cơ tử vong cao và đã xuất hiện những trường hợp tử vong do nền bệnh lý nặng và còn có các trường hợp khác có nguy cơ tử vong cao do bệnh lý nền rất nặng”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ.

Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cũng nêu rõ, bên cạnh những bệnh nhân đã truy vết được thì ở một số nơi đã xuất hiện một số bệnh nhân không có liên quan đến các bệnh viện trên. Do vậy công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch gặp nhiều khó khăn hơn so với giai đoạn đầu tiên.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì Họp báo - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng nên học kinh nghiệm chống Covid-19 của Vũ Hán? Bộ Công an nói về các vụ án lớn

Đồng thời, việc truy vết trong cộng đồng cũng đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều chuyên gia. Do vậy bên cạnh sử dụng nhân lực tại Đà Nẵng thì cũng rất cần sự chi viện từ Trung ương, các bệnh viện để tham gia hỗ trợ điều trị và xây dựng những cơ sở tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Y tế Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

“Số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới. Chúng ta không thể chủ quan mặc dù công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch đã được thực hiện hết sức quyết liệt. Tuy nhiên qua phân tích sự lây nhiễm của virus, ngành y tế khuyến cáo trong 10 ngày tới người dân cần hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.

Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, việc truy vết, điều trị bệnh nhân nặng và các khuyến cáo đến với người dân tuân thủ Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại TP Đà Nẵng vẫn phải được thực hiện một cách quyết liệt.

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi làm việc.
Thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, Việt Nam sắp vào đỉnh dịch Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Về công tác phòng chống dịch hiện tại, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, hiện nay Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, Ban chỉ đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi đã có những chỉ đạo rất quyết liệt tuân thủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch. Cụ thể, tại TP Đà Nẵng đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Quảng Nam có 6/12 đơn vị hành chính thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

“Nếu toàn bộ nhân dân trong những vùng nguy cơ thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 thì chúng ta mới hi vọng dập tắt được dịch.”, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Ngay từ khi bùng phát dịch, Bộ Y tế đã “phản ứng rất nhanh”, cử 6 đội chuyên trách thuộc các bệnh viện, Vụ, Cục, Viện đến chi viện cho Đà Nẵng. Đến ngày 30/7, Bộ Y tế đã cử Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế với nhiệm vụ toàn quyền huy động nhân lực nguồn lực phục vụ phòng chống dịch gồm 4 đội: đội xét nghiệm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TPHCM, Viện Pasteur Nha Trang), đội điều trị (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy), đội giám sát truy vết (Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương), đội truyền thông.

Trong đó đội truyền thông là sự khác biệt so với giai đoạn đầu tiên với mong muốn đem những thông tin chính thống một cách trung thực và nhanh chóng đến với người dân để người dân hiểu những nỗ lực của cả ngành y tế trong suốt thời gian qua và giai đoạn khó khăn này.

Nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm cho người lớn tuổi, sức đề kháng kém có nguy cơ lây nhiễm cao - Sputnik Việt Nam
6 ca Covid-19 tử vong, số ca nhiễm tăng cao, chủng coronavirus ở Đà Nẵng đã biến đổi?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, ngoài các chuyên gia Bộ Y tế còn điều động những bác sĩ tâm lý phục vụ phòng chống dịch.

“Việc tham gia của chuyên gia tâm lý trong phòng chống dịch, thảm họa và tình huống khẩn cấp là rất cần thiết vì khi tinh thần hoảng loạn sẽ tạo sự hoang mang cho xã hội”, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn lý giải.
“Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã triển khai những gì tốt nhất trong việc phòng chống dịch tại Đà Nẵng, tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan mà phải triển khai tốt hơn và tốt hơn nữa so với giai đoạn hiện nay”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.

Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh đến việc mở rộng năng lực xét nghiệm, tăng cường khả năng của đội truy vết, cố gắng nỗ lực trong công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid-19 nhất là những bệnh nhân nặng.

“Hy vọng mọi người dân tuân thủ theo những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tin tưởng vào sự nỗ lực của ngành y tế trong việc khống chế dịch bệnh”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Đối với cụm ba bệnh viện phải phong tỏa, Thứ trưởng cho biết, Bệnh viện C sẽ mở cửa trở lại ngày 7/8. Hai bệnh viện còn lại thuộc thẩm quyền của Thành phố Đà Nẵng nên sẽ do UBND TP Đà Nẵng quyết định.

“Sau khi làm sạch bệnh viện thì phải bảo đảm nơi đó là an toàn cho người bệnh đến khám chữa bệnh và điều trị. Bệnh viện sẽ phải được đánh giá về bộ tiêu chí an toàn bệnh viện trong dịch Covid-19 do Bộ Y tế ban hành. Sau đó đề nghị cần có quy trình phân luồng bệnh nhân kiểm soát chặt chẽ các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp để không lây lan dịch trong bệnh viện”, đại diện Bộ Y tế cho biết.
Chuyên gia lên tiếng về test nhanh coronavirus

Những ngày qua, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam, nhiều địa phương tăng cường tiến hành test nhanh virus corona để sàng lọc, khoanh vùng những đối tượng có nguy cơ dịch tễ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam độc lập, tự cường, không bị động, lúng túng, ngay cả với Covid-19

Tuy nhiên, tính chính xác của test nhanh Covid-19 được giới chuyên gia nhiều lần bàn đến. Có nhiều trường hợp, test nhanh lại cho kết quả trái ngược với xét nghiệm khẳng định sau đó.

Trước đó, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến khích tăng cường làm xét nghiệm RT-PCR. Trong đó, tất cả những đơn vị có ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện được xét nghiệm này.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân 714, có test nhanh tại trạm y tế phường với kết quả âm tính IgM, IgG. Tuy nhiên, đến ngày 5/8, bệnh nhân được làm xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp Realtime- PCR sau khi xuất hiện biểu hiện sốt nhẹ, viêm họng thì kết quả lại dương tính với SARS-CoV-2.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Văn Đức có đề cập đến trường hợp của nữ sinh viên ở Huế - test nhanh 3 lần dương tính nhưng khi xét nghiệm lại bằng PCR thì lại âm tính.

Theo ông Đức, xét nghiệm nhanh là phương pháp tìm kháng thể nên có thể trước đó người được xét nghiệm đã từng nhiễm một loại virus nào đó khiến cơ thể sinh ra kháng thể khá tương đồng với kháng thể chống Covid-19. Chính vì vậy đã cho kết quả dương tính (trường hợp này gọi là dương tính giả). Tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Vì vậy xét nghiệm nhanh chỉ là phương pháp phân loại người có nguy cơ nhiễm chứ không phải khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống Covid-19

Ngoài ra, độ chính xác của kỹ thuật xét nghiệm nhanh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng mẫu bệnh phẩm và kỹ thuật của xét nghiệm viên.

“Vậy nên dù có thông tin kết quả xét nghiệm nhanh Covid-19 cho dương tính mọi người cũng đừng hoang mang bởi vì còn phải qua nhiều khâu xét nghiệm khẳng định tiếp sau đó nữa”, ông Hoàng Văn Đức nêu rõ.

Về vấn đề này, BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phân tích, để phát hiện một người có bị nhiễm virus SARS-CoV- 2 hay không hiện nay có 2 nhóm xét nghiệm trực tiếp và gián tiếp.

Các xét nghiệm trực tiếp là các xét nghiệm các thành phần của cấu tạo của virus ở trong cơ thể (hiện nay xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm tìm kiếm các đoạn gen của virus bằng kỹ thuật PCR, ngoài ra còn có xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus).

Nhân viên y tế tại một nhà hàng ở Hà Nội, nơi phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 bệnh nhân tử vong vì nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19
Vị chuyên gia phân tích, ưu điểm của xét nghiệm này là có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh. Vì thế đây là xét nghiệm rất có giá trị được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không. Nhưng nhược điểm của xét nghiệm này là đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu và xét nghiệm này thường tốn kém và mất nhiều thời gian.

“Do đó, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không. Ngược lại, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm và không lây cho người khác”, BS. Khiêm nói.

“Như vậy người đi từ vùng dịch về dù có xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh, vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho cộng đồng”, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo.
Vỡ trận Covid-19 hay không tùy thuộc vào thái độ, sự quyết tâm chống dịch

Cũng có chung góc nhìn chuyên môn trên, Chủ tịch Hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam, GS. TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ trên Nhân dân biết, SARS-CoV-2 là một loại coronavirus, có bản chất di truyền ARN. Virus này được coi như kháng nguyên. Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 thì sau 7-15 ngày mới sinh ra kháng thể để chống lại virus.

“Để xét nghiệm nhằm phát hiện virus SARS-CoV-2, phải sử dụng kỹ thuật Realtime-RT-PCR, là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược thời gian thực (viết tắt là: rRT-PCR). Đây là một kỹ thuật theo nguyên lý khuếch đại gien. Cả thế giới làm như thế. Lâu nay, chúng ta cũng đã làm như thế. Còn xét nghiệm bằng test nhanh - mà hiện tại một số nơi đang dùng - là phát hiện kháng thể của virus SARS-CoV-2”, vị chuyên gia phân tích.

Một cảnh sát đeo mặt nạ tại một trung tâm xét nghiệm coronavirus tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca mắc Covid-19
Theo GS. Nguyễn Anh Trí, không nên sử dụng test nhanh để phát hiện coronavirus vì nhiều lý do như dùng xét nghiệm phát hiện kháng thể mà đi tìm kháng nguyên là không đúng.

“Nếu có dương tính, thì coi như cũng là “vồ hụt”, vì không chắc người đó có còn kháng nguyên không? Và nếu trước đó có thì hậu quả gây lây lan virus đã xảy ra rồi. Bên cạnh đó, nếu chỉ định xét nghiệm sớm thì luôn âm tính, vì kháng thể bao giờ cũng xuất hiện muộn hơn. Nếu có âm tính, thì không thể nào biết được người đó hiện tại có virus trong cơ thể hay không”, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam nói.

Theo đó, người nhận được kết quả âm tính test nhanh sẽ tưởng rằng mình không bị nhiễm virus, không còn mang virus nên nguy cơ cho cả hai phía: Bản thân họ thì chủ quan, dẫn đến họ chưa nhiễm thì sẽ bị nhiễm; hoặc nếu họ có mang virus SARS-CoV-2 trong cơ thể thì sẽ làm lây lan cho cộng đồng. Đây là vấn đề nguy hiểm nhất.

“Như vậy, xin được nhấn mạnh, test nhanh không có giá trị sàng lọc để phát hiện virus SARS-CoV-2 ở người đi về từ vùng dịch. Rất mong các tỉnh, thành phố tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, mà cụ thể là ý kiến chỉ đạo của quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long”, GS. Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Một cảnh sát đeo mặt nạ tại một trung tâm xét nghiệm coronavirus tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca mắc Covid-19
Nhận định thêm về tình hình dịch bệnh hiện tại, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam cho rằng, việc bùng phát ở Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và chúng ta không nên ngạc nhiên.

“Vừa qua, tôi cho là mới “rò rỉ” chứ không phải “vỡ đê”. Tuy nhiên sự rò rỉ này là nghiêm trọng ở các lý do sau: Dịch xảy ra bởi một chủng virus SARS-Cov-2 ngoại lai đã biến thể, lây lan nhanh hơn trước nhiều. Dịch xảy ra ở một thành phố du lịch lớn, vào chính vụ du lịch và đặc biệt là sau một thời gian khá dài bị “giãn cách xã hội” nên nhu cầu đi du lịch tăng lên rất cao. Đặc biệt, nó đã xảy ra trước hết và nhiều nhất là trong các bệnh viện nơi có nhiều bệnh nhân nặng”, GS.TS Nguyễn Anh Trí nói.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, việc “rò rỉ” này có trở nên “vỡ trận” hay không thì phụ thuộc vào chính thái độ, sự quyết tâm, sự đồng lòng của chúng ta trong giai đoạn này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала