Liệu con thuyền ASEAN có tránh được những rạn đá ngầm mâu thuẫn của các cường quốc?

© Ảnh : Lâm Khánh – TTXVNLực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN.
Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kỷ niệm 53 năm thành lập. Tôn vinh sự kiện này, tại thủ đô các nước thành viên Hiệp hội đã cử hành lễ thượng cờ ASEAN còn các chính khách nêu ý kiến đánh giá con đường hơn năm chục năm qua.

Một năm không giản đơn đối với Việt Nam

Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với Việt Nam như một thành viên của ASEAN. Không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, năm nay là mốc đánh dấu đúng 1/4 thế kỷ Việt Nam gia nhập Hiệp hội. Nhưng năm kỷ niệm với nhiều hy vọng lớn lao sáng tươi hoá ra lại không hề giản đơn đối với Hà Nội. Đại dịch coronavirus Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế và đời sống xã hội của khu vực, trong lĩnh vực chính trị thì tình hình Biển Đông ngày càng bùng phát xấu đi và phức tạp. Như nhận xét của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ASEAN đang đối mặt với những thách thức chưa từng thấy do đại dịch COVID-19 gây ra và sự thay đổi nhanh chóng của cục diện địa chiến lược, cũng như nảy sinh những thách thức phi truyền thống trong vấn đề an ninh. Nhưng đây không phải là lý do để thất vọng, mà là để các nước nỗ lực tăng cường sự đoàn kết của ASEAN, bổ sung sự linh hoạt hơn nữa của Hiệp hội để duy trì quy chế hiện trạng. 

© Ảnh : Lâm Khánh – TTXVNPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và các đại biểu dự Lễ Thượng cờ ASEAN.
Liệu con thuyền ASEAN có tránh được những rạn đá ngầm mâu thuẫn của các cường quốc? - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và các đại biểu dự Lễ Thượng cờ ASEAN.

Dưới sự chèo lái của Việt Nam, ASEAN đã thực hiện những biện pháp hành động phối hợp nhịp nhàng nhằm cùng chung ứng phó với đại dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe cư dân, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và chuẩn bị cho sự phục hồi toàn diện hậu đại dịch. Tổng số trường hợp mắc bệnh ở 10 nước ASEAN là 301.000 ca với hơn 7.800 người chết, trong đó ở Myanmar, Campuchia, Lào và Brunei không có ca tử vong, còn ở Việt Nam, chỉ đợt tái bùng phát đại dịch gần đây đã có 10 trường hợp không qua khỏi. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì toạ đàm. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam làm được gì trong 25 năm gia nhập ASEAN?

Tính năng động đa cực

Đại dịch gây ra thiệt hại ở những mức độ khác nhau cho kinh tế của các nước ASEAN, tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế, hành động của chính quyền và sự kết hợp nhiều yếu tố khác. Chuyên gia Viktor Sumsky lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc trường MGIMO của Bộ Ngoại giao Nga nhận xét rằng, thời gian sẽ chỉ ra có những con đường như thế nào để thoát khỏi tình huống khó khăn.

«Nhưng cần nhớ rằng đại dịch đã làm thay đổi không chỉ kinh tế, mà còn thay đổi cả cục diện địa chính trị của các nước Đông Nam Á. Trong mọi trường hợp, sau đại dịch, ASEAN sẽ không còn như cũ nữa». 

ASEAN - Sputnik Việt Nam
Liệu ASEAN có bị đe dọa vì cuộc chia ly «Brexit theo kiểu Indonesia»?
Hôm nay theo một ý tưởng nào đó có thể hình dung rằng các nước Đông Nam Á đang ở giữa hai ngọn lửa. Nếu trong lĩnh vực kinh tế, tất cả các nước này đều có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc, thì trong lĩnh vực chính trị và quân sự, nhiều nước duy trì quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ. Các quốc gia ASEAN hy vọng bảo tồn sự cân bằng và tránh tình trạng phải quyết định đứng về bên này hay bên kia trong cuộc đối đầu tiềm ẩn, nhưng liệu có làm được như vậy hay chăng? Ông Siswo Pramono, Tổng Giám đốc Cơ quan Phân tích và Phát triển Chính trị thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia tin rằng sẽ không ai ép buộc ASEAN phải chọn hẳn một bên trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Còn học giả nổi tiếng và là nhà ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan thì cho rằng một tài sản quan trọng của Đông Nam Á là thiên hướng tự nhiên của nó đối với tính đa cực ngụ ý từ chối cuộc đấu giành quyền bá chủ khu vực và tính linh hoạt của liên minh, sự cởi mở của các nước trong khu vực hướng tới tương tác với các cầu thủ nước ngoài khác nhau. Liệu các nước trong khu vực có thể bảo lưu sự thống nhất nền tảng của họ cả trên cơ sở «đa cực năng động» trong bối cảnh cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ? Liệu họ có thể đi đến nhất trí hoàn toàn về vấn đề Biển Đông? Hay là những lợi ích được mời chào từ quan hệ đối tác đặc quyền với Hoa Kỳ và «Câu lạc bộ các nền dân chủ Ấn Độ - Thái Bình Dương», như cách ở Washington gọi là «khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương», sẽ vượt trội hơn những cân nhắc về cân bằng quyền lực truyền thống? Chúng ta sẽ nhận được giải đáp cho những câu hỏi này trong tương lai gần tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала