Theo dữ liệu của những người đối thoại với Sputnik, «điều tra tập trung vào lý do tiếp tục lưu giữ lô amoni nitrat, bất kể các thông báo văn bản về sự nguy hiểm khi lưu kho như vậy».
Giả thiết cơ bản là sơ suất cẩu thả
«Nguyên nhân có thể hơn cả là từ thái độ làm việc cẩu thả gắn trực tiếp với nạn tham nhũng trong xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh ở Liban liên tiếp thay đổi Chính phủ và không ai quan tâm đến việc xử lý lô lớn amoni nitrat nguy hiểm vẫn lưu kho tại cảng Beirut suốt hơn 7 năm qua», - nguồn tin gần gũi với cuộc điều tra cho biết.
Theo lời ông này, «thời điểm hiện tại, tất cả các dữ liệu đều chỉ ra rằng việc nhập lô hóa chất vào cảng Beirut không theo đuổi mục tiêu chính trị».
Ngoài ra, theo các nguồn tin, không có thông tin nào về việc lô hàng amoni nitrat dành gửi cho «Hezbollah» (nhóm người Shiite) hoặc cho các nhóm vũ trang ở Syria.
Liệu có khả năng về cuộc không kích?
Dù vậy, các nguồn tin mà phóng viên Sputnik hỏi chuyện cũng không loại trừ giả thiết «vụ nổ cố ý hoặc cuộc không kích, tuy nhiên, điều này cần có xác nhận bằng hình ảnh chụp từ trên không mà chính quyền Liban đang cố gắng nhận từ các bên nước ngoài».
Trước đó, Thủ tướng Liban Hassan Diab tuyên bố rằng cuộc điều tra đang xem xét một số nguyên nhân gây ra vụ nổ ở cảng Beirut, bao gồm yếu tố cẩu thả sơ suất, tai nạn kỹ thuật và «tác động từ bên ngoài».
Vụ nổ ở Beirut
Một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra hôm thứ Ba tại khu vực cảng biển Beirut gần căn cứ hải Liban (Lebanon). Sóng vụ nổ đã phá hủy và làm hư hại hàng chục ngôi nhà, ô tô, cửa kính bị vỡ ở nhiều khu vực của thủ đô. Theo số liệu mới nhất, hơn 150 người chết và hơn 5000 người bị thương. Nhiều người vẫn đang mất tích. Thủ đô của Liban được ghi nhận là nơi xảy ra thảm họa, tình trạng khẩn cấp được đưa ra trong thành phố trong hai tuần.