Tuyên bố chung của các nước Anglo-Saxon
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Canada, Australia và New Zealand đã ra một tuyên bố chung, trong đó cáo buộc Trung Quốc phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông, do việc thông qua luật an ninh quốc gia "làm xói mòn các quyền và tự do cơ bản của người dân Hồng Kông." Ngoài ra, 5 quốc gia lên án việc hoãn bầu cử quốc hội trong chế độ tự trị, theo họ đã làm suy yếu tiến trình dân chủ. Họ kêu gọi chính quyền Hồng Kông khôi phục quyền của các ứng cử viên bị đình chỉ bầu cử và tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt.
Tuyên bố vô trách nhiệm
"Ngoại trưởng Canada và các nước khác đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 9/8, trong đó lại đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm về Hong Kong, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Phía Trung Quốc bày tỏ sự bất bình và phản đối mạnh mẽ", theo thông cáo đăng trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada.
Hoãn bầu cử vì lý do an ninh
Đại sứ quán Trung Quốc lưu ý chính quyền Hồng Kông quyết định hoãn cuộc bầu cử quốc hội do tình hình dịch tễ khó khăn nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân, và luật an ninh quốc gia loại bỏ lỗ hổng trong luật pháp Hồng Kông, giúp đảm bảo hòa bình và an ninh lâu dài trong khu vực.
Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông
Đạo luật an ninh quốc gia Hồng Kông, được quốc hội Trung Quốc phê chuẩn, có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6. Luật này đưa ra các quy tắc liên quan đến việc ngăn chặn, đàn áp và trừng phạt 4 loại tội phạm ở Hồng Kông, bao gồm các hoạt động ly khai, cố gắng làm suy yếu quyền lực nhà nước, khủng bố, cấu kết với các quốc gia hoặc lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Luật mới đã làm các lực lượng chống chính phủ Hồng Kông và một số quan chức phương Tây lo ngại, những người coi Bắc Kinh mong muốn thắt chặt kiểm soát đối với quyền tự trị của khu vực này. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã thực hiện một số biện pháp xóa bỏ ưu đãi trong thương mại với Hồng Kông, áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại giới lãnh đạo của khu tự trị.