Sputnik đã tìm hiểu về chuyện những quốc gia nào kiềm chế được dịch bệnh và những nơi nào vi rút chưa được kiểm soát.
Được đến trường nhưng không được đi làm
Năm triệu người là dân số New Zealand, Cộng hòa Congo hoặc Slovakia. Số lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 tương tự đã được xác định trong sáu tháng ở Mỹ. Mỗi ngày có khoảng 50 000 ca nhiễm mới và 1000 ca tử vong. Các chuyên gia lưu ý quy mô xét nghiệm lớn tại Mỹ, nhưng số liệu thống kê thực tế có lẽ còn tồi tệ hơn thế.
Tốc độ dịch gia tăng thực sự đáng nản. Trong 99 ngày đầu tiên, vì đại dịch, đã có 1 triệu người đổ bệnh. Triệu thứ hai – sau 43 ngày, thứ ba – 28 ngày, thứ tư - 15 ngày(tính đến ngày 23 tháng 7). Các bang nghiêm trọng nhất là California, Florida, Texas, New York và Georgia - chiếm tới 40% số người bị nhiễm.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên. Năm học sẽ sớm bắt đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng học sinh trung học cũng là những người phát tán virus giống như người lớn. Với học sinh lớp bé thì chưa rõ ràng. Theo Học viện Bác sĩ Nhi khoa và Hiệp hội Bệnh viện Trẻ em Hoa Kỳ, số ca mắc bệnh tăng 90% trong một tháng.
Parents Teachers & Students all over the country want safe and equitable re-opening of schools !!! We have yet to see a plan that benefits everyone !!! Common sense over politics please !!! #NoPLanNoSchool #edequityorelse 😡 Coming to a city near you !!! pic.twitter.com/r5MTb7IoIo
— Journey 4 Justice (@J4J_USA) August 6, 2020
Từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8, gần 180 000 người đã bị nhiễm bệnh, tổng số ca trong vụ dịch là hơn 380 000 người. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi dễ lây nhiễm hơn người lớn. Donald Trump bác bỏ những giả định như vậy, nói rằng không có nguy cơ và trường học có thể mở cửa lại một cách an toàn.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đồng ý với Trump. Ông ta coi bổn phận đạo đức của đất nước là để học sinh tiếp tục đến trường. Ở Scotland, trẻ em đã đi học từ thứ Ba ngày 11 tháng 8. Ở Anh, xứ Wales và Bắc Ireland thì không vội vàng, họ đang bàn về mùa thu. Tất nhiên, chính quyền sẽ thực hiện tất cả các biện pháp phòng bệnh cần thiết. Nhưng đến lớp là điều bắt buộc.
Tại Anh, cuối tuần qua, 1.062 ca nhiễm đã được ghi nhận, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng Sáu. Không loại trừ các quán bar, quán rượu sẽ bị tái đóng cửa.
Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức cao nhất trong mười năm qua. Mùa hè này, ngay cả những công ty lớn nhất như HSBC, Airbus, Dyson và những công ty khác đã phải tuyên bố cắt giảm biên chế.
Dịch bệnh ở châu Âu đang gia tăng
Vài tuần chủ quan nới lỏng khiến đợt dịch mới bùng phát ở châu Âu. Ở Đan Mạch, tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng ở 67 trong số 98 thành phố.
Đức đang chuẩn bị cho làn sóng thứ hai: tuần trước, số liệu thống kê lần đầu tiên xấu đi kể từ giữa tháng Bảy. Tất cả những người nhập cảnh vào nước này sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm.
Bức tranh ở Pháp cũng vậy. Những ai trên 11 tuổi đều phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Những người vi phạm quy định này sẽ bị phạt 135 euro, và sau ba lần phạt sẽ bị sáu tháng tù. Ở các khu du lịch, chế độ này được nới lỏng nhẹ nhàng hơn.
Ở Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ cũng vậy. Nhưng ở Ý, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, mọi thứ có vẻ khá hơn. Tại đó, các câu lạc bộ đêm và trường học vẫn đóng cửa, vẫn phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, nhưng mọi người tận hưởng mùa hè hết mức: họ ngồi ngoài hiên nhà hàng, đi dạo trên đường phố và uống rượu từ buchette del vino. Trong thời kỳ Phục hưng từng xuất hiện các cửa sổ nhỏ để bán rượu, còn trong thời kỳ dịch bệnh lần này, cái gọi là “cửa sổ dịch” giúp cho dân chúng có thể mua thức ăn và đồ uống mà không bị nguy cơ lây nhiễm.
Trong khi châu Âu rụt rè ra khỏi cuộc khủng hoảng, coronavirus đang hoành hành ở Brazil và Ấn Độ. Tại quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, số người nhiễm COVID đã vượt quá 3 triệu người, 23 000 ca mới được ghi nhận mỗi ngày. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người gần đây đã khỏi bệnh, nói một cách "lạc quan" rằng không nên sợ hãi chủng virus này, vì sớm muộn ai cũng sẽ nhiễm bệnh.
Ở Ấn Độ có khoảng 2,2 triệu người bị nhiễm, mỗi ngày ghi nhận khoảng 62 000 ca nhiễm mới.
Châu Á bất ổn định dai dẳng
Ở Nhật Bản, trong một tuần đã thêm 10 000 ca nhiễm mới, tổng cộng là 50 000 ca. Các cơ quan chức năng vẫn bình tĩnh, mặc dù tình trạng lây nhiễm đang lan nhanh: hồi tháng 5 chính quyền dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước, đầu tháng 7 có 20 000 ca nhiễm, cuối tháng 30 000 người, ngày 3/8 là 40 000 người. Thống đốc tỉnh Aichi đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại địa phương, kêu gọi mọi người ở nhà và các công ty làm việc từ xa.
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, tình trạng này bình tĩnh hơn nhiều, với chục ca mới mỗi ngày. Tổ chức Y tế Thế giới ca ngợi các quốc gia này đã ngăn chặn dịch bệnh thành công. Tất cả là nhờ dân chúng ở đây có kỷ luật nghiêm khắc.
New Zealand được WHO ghi nhận một cách đặc biệt. Tại đó, lần đầu tiên sau 102 ngày đã phát hiện các ca nhiễm mới. Cả 4 bệnh nhân đều là thành viên của một gia đình từ Auckland. Hôm thứ Tư, chế độ hạn chế cấp ba đã được áp dụng trong thành phố: các quán bar, nhà hàng, cửa hiệu đóng cửa và chỉ có thể ra ngoài vì những vấn đề khẩn cấp. Điều này khẳng định một cảnh báo khác từ WHO: virus không hề biến đi đâu và không ai được chủ quan.