Vào đầu tháng 8, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz và hai đồng nghiệp đe dọa trừng phạt cảng Sassnitz GmbH của Đức, nằm ở thành phố Sassnitz trên đảo Rügen. Bức thư từ các nhà lập pháp Mỹ chỉ ra nếu công việc đặt đường ống dẫn khí tiếp tục, cảng có thể phải đối mặt với "sự hủy hoại tài chính".
"Mỹ đang chống lại dự án năng lượng châu Âu bằng các biện pháp tương tự như với kẻ thù không đội trời chung của mình là Iran. <...> Mùa xuân năm 2018, chính quyền Trump đã rút khỏi thỏa thuận giữa Mỹ, EU và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với Iran về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình", vốn đã được đàm phán trở lại dưới thời Barack Obama. Khi EU từ chối làm theo, Mỹ đã đe dọa trừng phạt bất kỳ công ty, cá nhân nào vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ với Iran", - bài báo viết.
Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào thị trường năng lượng EU
Đồng thời, có những khác biệt trong hành vi của Washington. Trong trường hợp của "Dòng chảy phương Bắc -2", Nhà Trắng đang cố gắng trừng phạt các công ty hoạt động kinh doanh trên đất châu Âu, điều này có nghĩa trên thực tế đã can thiệp vào thị trường năng lượng của EU.
Tờ báo viết: Bất chấp những tuyên bố gay gắt của Ngoại trưởng Heiko Maas, cả châu Âu cũng như Đức vẫn chưa thể đưa ra phản ứng dứt khoát trước các hành động của Mỹ.
Đồng thời, các chuyên gia và chính trị gia Đức đều nhấn mạnh các biện pháp của Mỹ không phải do lo ngại về an ninh châu Âu, mà vì lợi ích kinh tế của chính họ.