Cần lưu ý rằng cuộc đối thoại diễn ra theo chủ động của phía Pháp.
"Khi thảo luận về tình hình đang trở nên trầm trọng hơn ở Belarus, Vladimir Putin nhấn mạnh việc không thể can thiệp vào công việc nội bộ của nước Cộng hòa và gây áp lực lên giới lãnh đạo Belarus. Cả hai bên đều bày tỏ quan tâm đến việc giải quyết sớm các vấn đề đã nảy sinh", - thông cáo viết.
Tình hình ở Belarus
Các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ bắt đầu trên khắp đất nước Belarus vào ngày 9 tháng 8, sau cuộc bầu cử tổng thống mà ông Lukashenko đã giành chiến thắng - theo Ủy ban bầu cử trung ương, ông đã giành được 80,1% số phiếu bầu. Trong những ngày đầu, các hành động chống đối của những người biểu tình không đồng ý với kết quả bầu cử đã bị trấn áp bằng hơi cay, vòi rồng, lựu đạn gây choáng, đạn cao su. Sau đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã chấm dứt việc giải tán các cuộc biểu tình và sử dụng vũ lực.
Theo số liệu chính thức, hơn 6,7 nghìn người đã bị giam giữ trong những ngày đầu tiên. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Belarus, hàng trăm người bị thương trong cuộc bạo động, trong số đó có hơn 120 nhân viên bảo vệ pháp luật, có 2 người biểu tình thiệt mạng.
Ngoài ra, hai ông Putin và Macron đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Libya qua cuộc điện đàm.
"Một cuộc trao đổi kỹ lưỡng về quan điểm về các vấn đề của cuộc khủng hoảng Libya đã được tiếp tục", - như thông cáo cho biết.
Ngoài ra, các bên đã đồng ý về các cuộc tiếp xúc tiếp theo ở nhiều cấp độ khác nhau.
Tình hình ở Libya
Tại Libya, cuộc đối đầu tiếp tục diễn ra giữa Chính phủ hiệp ước quốc gia Fayez Sarraj, kiểm soát Tripoli và các vùng lãnh thổ ở phía tây đất nước, và Quân đội quốc gia Libya dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Khalifa Haftar, hợp tác với quốc hội ở phía đông. Chính phủ hiệp ước quốc gia được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi Quân đội quốc gia Libya nhận được hỗ trợ từ Ai Cập và UAE.