Vì sao Giáo sư Mỹ ao ước Hoa Kỳ kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt như Việt Nam?

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNViệc lấy mẫu xét nghiệm cho người nước ngoài được thực hiện bằng hai phương pháp là huyết thanh học (ELISA) và RT-PCR.
Việc lấy mẫu xét nghiệm cho người nước ngoài được thực hiện bằng hai phương pháp là huyết thanh học (ELISA) và RT-PCR. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giáo sư Mỹ Robert Pollin (Đại học Masachussetts) cho rằng, Việt Nam là quốc gia phi thường trong ứng phó với đại dịch do coronavirus gây ra. Nếu Mỹ xử lý và kiểm soát dịch Covid-19 tốt như Việt Nam thì số người Mỹ chết vì đại dịch nCoV sẽ không vượt quá 100 người.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, các chuyên gia đề nghị Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trên toàn thế giới, đồng thời cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy các dự án nghiên cứu vaccine ở Việt Nam để sớm có vaccine Covid-19 an toàn cho người dân.

Bộ Y tế chiều 24/8 cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 6 trường hợp nhiễm coronavirus mới (trong đó có 4 người ở Đà nẵng, hai ca ở Hải Dương), nâng tổng số ca mắc SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 1.022 bệnh nhân.

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay, tính đến 15h chiều nay 24/8, Việt Nam đã cán mốc trên 1 triệu xét nghiệm coronavirus bằng phương pháp RealTime RT-PCR.

Việt Nam thêm 6 ca mắc Covid-19 mới

Đến 18h chiều 24/8, thông báo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của cả nước cho biết, Việt Nam có thêm 6 trường hợp nhiễm coronavirus mới được ghi nhận tại Đà Nẵng (4 người) và Hải Dương (2 người).

Xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19

Tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 của Việt Nam hiện là 1.022 trường hợp. Tính đến 18h ngày 24/8, cả nước có 680 ca mắc SARS-CoV-2 mới do lây nhiễm cộng đồng, trong đó số ca Covid-19 liên quan đến Đà Nẵng tính từ 25/7 đến nay là 540 bệnh nhân.

Thông tin về 6 trường hợp nhiễm nCoV mới, Bộ Y tế cho biết, ca bệnh số 1017 là người phụ nữ 68 tuổi ở Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Đây là người đi chợ được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ngày 23/8 tại khu vực chợ Hà Thân, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà.

Bệnh nhân mắc coronavirus số 1018 là người đàn ông 57 tuổi ở Hải Châu 2, Hải Châu, Đà Nẵng, là nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng.

Về ca bệnh số 1019, Bộ Y tế cho hay, đây là bệnh nhân nữ, 37 tuổi ở Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng, là nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng (được tăng cường cho Bệnh viện Phổi Đà Nẵng từ 6/8 đến nay, đã được cách ly tại khách sạn từ 5/8).

Bệnh nhân mắc nCoV 1020 là thanh niên 26 tuổi ở Hòa Khánh Bắc, Hòa Vang, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 996 được xác định dương tính với coronavirus trước đó.

Hai ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 ở Hải Dương hôm nay được Bộ Y tế thông báo gồm cháu bé 8 tuổi (bệnh nhân 1021 ở Liên Hồng, TP. Hải Dương, con của bệnh nhân 1016) và người phụ nữ 63 tuổi cũng ở Liên Hồng, TP. Hải Dương (mẹ đẻ và ở cùng với con trai là bệnh nhân 1016 mắc coronavirus trước đó).

Hiện Việt Nam đang cách ly 70.620 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Trong đó, cách ly tập trung tại Bệnh viện là 1.992 người, tại cơ sở cách ly tập trung là 18.776 người và tại nhà, nơi lưu trú là 59.852 trường hợp.

Mẹ và con xếp hàng chờ xét nghiệm coronavirus tại một trung tâm test nhanh ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng thông báo khẩn về 3 tiểu thương nghi mắc Covid-19

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu Ban Điều trị, ngày 24/8 có thêm 20 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Cụ thể, có 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (bệnh nhân 807, bệnh nhân 915, bệnh nhân 922), 6 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (536, 537, 544, 673, 677, 785), ca bệnh 847 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, TP.HCM, 10 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, TP. Đà Nẵng (501, 570, 607, 652, 654, 708, 709, 741, 845, 918). Sau khi được công bố khỏi bệnh, các bệnh nhân này sẽ được tiếp tục theo dõi y tế tại địa phương trong vòng 14 ngày.

Tính đến chiều nay, đã có 588/1022 bệnh nhân mắc coronavirus của Việt Nam đã bình phục. Tính đến chiều ngày 24/8, trong số các bệnh nhân nCoV đang điều trị, số ca âm tính lần 1 là 52 ca. Số ca âm tính lần 2 với coronavirus: 54 ca, số ca âm tính lần 3 là 40 ca.

Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 của Việt Nam là 27 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Việt Nam đã tiến hành trên 1 triệu xét nghiệm Covid-19

Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế thông tin cho biết, tính từ thời điểm bùng nổ dịch Covid-19 đến 15h ngày 24/8/2020 Việt Nam đã thực hiện được tổng cộng 1.009.145 xét nghiệm bằng phương pháp RealTime RT-PCR.

“Riêng trong ngày 24/8 đã thực hiện 11.698 mẫu. Trong vòng 1 tháng qua, công suất xét nghiệm đã tăng gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Số lượng xét nghiệm trong gần 01 tháng qua bằng tổng số xét nghiệm trong 06 tháng của giai đoạn đầu”, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế nhấn mạnh.

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, chiến lược xét nghiệm chung đã được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 ban hành và cập nhật, điều chỉnh trong từng giai đoạn cụ thể.

Các y bác sĩ bệnh viện E cùng người nhà bệnh nhân trước giờ dỡ bỏ cách ly. (Ảnh chụp lúc 17 giờ 30 phút). - Sputnik Việt Nam
Số ca mắc Covid-19 của Việt Nam vượt mốc 1.000: Bệnh nhân 994 không nhiễm coronavirus

Tuy nhiên, tại mỗi đơn vị cần xây dựng lựa chọn các phương pháp xét nghiệm phù hợp với mục tiêu phòng chống dịch của từng đơn vị trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của mình và yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thực hành an toàn sinh học, quy trình kỹ thuật, nhận định,báo cáo kết quả.

“Xét nghiệm Realtime RT-PCR là phương xác định sự hiện diện của virut trong mẫu bệnh phẩm thông qua vật liệu di truyền của virut SARS-CoV-2, kết quả Realtime RT-PCR xác định người đang nhiễm bệnh, đáp ứng được yêu cầu phát hiện sớm, nhằm cách ly và điều trị cũng như kịp thời có các biện pháp phòng dịch thích hợp”, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai nêu rõ.

Theo đơn vị này, từ 22/1 đến 5/3 xét nghiệm, tức là giai đoạn đầu tiên, Việt Nam tiến hành 3.094 (44 ngày, tương đương 70 mẫu/ngày).

Bước sang giai đoạn thứ hai từ 6/3 đến 22/4, cả nước xét nghiệm 182.109 (47 ngày, tương đương 3.874 /ngày).

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNNgười nước ngoài vui vẻ hợp tác khi lấy mẫu xét nghiệm.
Vì sao Giáo sư Mỹ ao ước Hoa Kỳ kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt như Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Người nước ngoài vui vẻ hợp tác khi lấy mẫu xét nghiệm.

Ở giai đoạn thứ ba từ 23/4 đến 23/7, Việt Nam xét nghiệm được 237.815 (91 ngày, tương đương 2.613 mẫu/ngày.

Bước vào giai đoạn thứ tư từ 24/7 đến nay xét nghiệm 485.215 xét nghiệm (30 ngày, xấp xỉ 16.173 mẫu/ngày).

Như trước đó, Bộ Y tế đã thông báo, hiện toàn quốc có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19 (công suất khoảng 34.000 mẫu/ngày).

Việt Nam đẩy mạnh các dự án nghiên cứu vắc-xin Covid-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam chiều 24/8 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các đại biểu thống nhất tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương cơ bản đã được kiểm soát.

Khu vực cách ly đặc biệt dành cho các bệnh nhân nghi nhiễm được thắt chặt an ninh, kiểm tra nghiêm ngặt. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Năng lực xét nghiệm coronavirus của Việt Nam tăng cao

Thời gian qua, với những đợt chống dịch trong nước, Bộ Y tế sẽ tích lũy và tổng hợp kinh nghiệm phòng chống dịch coronavirus để tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành “Sổ tay hướng dẫn chung sống an toàn trong điều kiện dịch bệnh”. Đặc biệt, Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT sớm ban hành “Sổ tay phòng, chống dịch trong trường học”.

Tại cuộc họp này, Ban Chỉ đạo thống nhất, Bộ Y tế tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống máy móc, dự án nghiên cứu sản xuất sinh phẩm, tiếp tục thúc đẩy để chủ động mức cao nhất việc xét nghiệm SARS-CoV-2 trên tinh thần “xét nghiệm tiết kiệm”.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNLấy mẫu huyết thanh của chuột đã tiêm dự tuyển vắc xin COVID-19, để đánh giá khả năng sinh miễn dịch vào ngày 15/5 và 29/5.
Vì sao Giáo sư Mỹ ao ước Hoa Kỳ kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt như Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Lấy mẫu huyết thanh của chuột đã tiêm dự tuyển vắc xin COVID-19, để đánh giá khả năng sinh miễn dịch vào ngày 15/5 và 29/5.

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế có phương án để các địa phương cùng phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm, chi viện lẫn nhau nhằm tiết kiệm nguồn lực chung của toàn xã hội.

Khu vực cách ly điều trị và theo dõi các trường hợp nghi mắc và mắc COVID-19 tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk.  - Sputnik Việt Nam
Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam nêu thời điểm sớm nhất có vắc-xin Covid-19
Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề vắc-xin (vaccine Covid-19) tại cuộc họp chiều nay 24/8, các chuyên gia đề nghị Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trên toàn thế giới; đồng thời cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy các dự án nghiên cứu vaccine ở Việt Nam để sớm có sinh phẩm chống coronavirus an toàn.

Liên quan đến việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết, qua báo cáo, kiểm tra, các lực lượng chức năng đã phát hiện có một số địa phương chưa thực hiện chưa đúng quy trình xin đăng ký cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư… vào Việt Nam.

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNTrung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu.
Vì sao Giáo sư Mỹ ao ước Hoa Kỳ kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt như Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu.

Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, đưa đối tượng không đúng quy định nhập cảnh vào Việt Nam.

“Hiện Bộ Công an tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh.

Về vấn đề này, các thành viên Ban Chỉ đạo yêu cầu tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác xuất nhập cảnh trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước.

Khi nào diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2?

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT làm việc với các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk để thống nhất lịch thi phù hợp.

Phun khử khuẩn các phương tiện ra vào Bệnh viện dã chiến Hòa Vang để phòng, chống dịch bệnh lây lan. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam còn nhiều ca bệnh Covid-19 nặng, nguy cơ tử vong cao

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, sau khi tham khảo ý kiến của các địa phương, Bộ GD&ĐT quyết định Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 chính thức diễn ra từ ngày 2-4/9.

Như vậy, hơn 26.000 thí sinh tham gia Kỳ thi đợt 2 thuộc TP Đà Nẵng, 6 huyện, thị xã tỉnh Quảng Nam, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và những thí sinh thuộc diện F1, F2 tại các địa phương khác trên cả nước chưa tham gia đợt thi lần 1.

“Dù có ít thí sinh tham dự Kỳ thi đợt 2 nhưng Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc mục tiêu kép: Tuyệt đối an toàn về sức khỏe; đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng, khách quan, trung thực”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cam kết.

Nhằm phục vụ tốt nhất cho Kỳ thi đợt 2 diễn ra nghiêm túc như đợt 1, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, thành lập Hội đồng thi, công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các Hội đồng thi thực hiện đúng theo Công điện 1224/CĐ-BCĐ của Bộ Y tế.

Liên quan đến việc tổ chức đợt 2 Kỳ thi, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết Bộ tiếp tục huy động lực lượng công an vào cuộc với quyết tâm đạt kết quả tốt nhất, đáp ứng mong muốn của xã hội và hỗ trợ tốt nhất cho các em thí sinh.

Giáo sư Mỹ: Giá như Hoa Kỳ kiểm soát dịch Covid-19 tốt như Việt Nam

Tờ Truthout hôm 22/8 có bài phỏng vấn GS. Robert Pollin, nhà kinh tế học xuất sắc và là đồng giám đốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính trị tại Đại học Massachusetts, Amherst, đồng tác giả với Noam Chomsky xuất bản cuốn sách sắp ra mắt công chúng “The Climate Crisis and the Global Green New Deal: The Political Economy of Saving the Planet” (tạm dịch Cuộc khủng hoảng khí hậu và Thỏa thuận xanh toàn cầu mới: Nền kinh tế chính trị cứu hành tinh).

Lực lượng chức năng kiểm soát tại các con đường ra vào địa bàn khu Tổ 5, khu phố Mỹ Đông, phường An Mỹ (thành phố Tam Kỳ). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nhập vaccine Covid-19: Bao giờ người dân được tiêm?

Trong bài phỏng vấn, nhà báo C.J. Polychroniou phân tích, cuộc khủng hoảng do đại dịch coronavirus đang tàn phá nền kinh tế thế giới và cho thấy nước Mỹ bộc lộ nhiều lỗ hổng, yếu điểm như thế nào trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.

Trên thực tế, như nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã nhận xét “chúng ta xây dựng một nền kinh tế không hề có bộ giảm xóc”. Hàng triệu người Mỹ thất nghiệp và thậm chí đang vật lộn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

Đánh giá nhanh về phản ứng kinh tế của chính quyền Trump đối với cuộc khủng hoảng coronavirus, Giáo sư Robert Pollin cho rằng, đối sách của chính quyền Trump không có gì là thảm họa.

Tính đến ngày 17 tháng 8, đã có khoảng 170.000 người chết vì Covid ở Hoa Kỳ, nhiều hơn gấp ba lần tổng số người chết Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh ở Việt Nam.

“Chúng tôi không có bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ tử vong ở Mỹ sớm giảm đáng kể. Mức độ tử vong do COVID của Hoa Kỳ lên tới 514 người trên 1 triệu người”, vị giáo sư Mỹ cho biết.

Để so sánh, tỷ lệ tử vong của Canada thấp hơn một nửa so với Hoa Kỳ, vào khoảng 239 ca tử vong trên một triệu người, ngay cả khi bản thân Canada cũng là một quốc gia có thành tích tương đối kém trong cuộc chiến chống nCoV.

Nhân viên y tế của quận Cầu Giấy, Hà Nội tiến hành lấy mẫu dịch hầu họng để xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR của người dân từ Đà Nẵng trở về. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Tỷ lệ tử vong của Đức, ở mức 110 phần triệu, thấp hơn 80 phần trăm so với Hoa Kỳ, nhưng Đức vẫn chỉ là một nước đạt được thành công ở tầm trung. Trong số những quốc gia có hiệu suất ứng phó với đại dịch cao, (điển hình như tỷ lệ tử vong là 15 phần triệu ở Úc, 9 phần triệu ở Nhật Bản, 6 phần triệu ở Hàn Quốc và 3 phần triệu ở Trung Quốc, mặc dù virus này xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc).

“Việt Nam là trường hợp phi thường nhất. Họ chỉ có tổng cộng 22 ca tử vong trên tổng số hơn 95 triệu dân, tương đương với tỷ lệ tử vong chỉ vẻn vẹn 0,25 phần triệu (tính đến ngày 24/8, Việt Nam đã có 27 ca tử vong, tức cứ một triệu người Việt thì có 0,28% ca tử vong)”, giáo sư Pollin nói.
“Việt Nam là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 3% so với ở Hoa Kỳ. Tất nhiên, đây cũng là một quốc gia mà những đế quốc Mỹ đã cố gắng xâm lược ở thế hệ trước. Nếu cấp thẩm quyền của Hoa Kỳ xử lý COVID tốt như Việt Nam trong 8 tháng qua, thì hôm nay tổng cộng số người Mỹ tử vong vì coronavirus sẽ dưới 100 người”, vị chuyên gia kinh tế khẳng định.

Giáo sư Pollin cũng chắc chắn không có chuyên gia nào (đủ khả năng) tính toán mất bao lâu Mỹ mới kiểm soát được Covid-19, hay đánh giá khả năng nó vẫn sẽ là mối đe dọa dài hạn tới sức khỏe cộng đồng.

“Nhưng trong trường hợp chúng ta phải đối mặt với một loại virus mà chúng ta không thể kiểm soát đầy đủ, ngay cả thông qua tiêm chủng phổ cập, thì tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu học hỏi từ Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và đặc biệt là Việt Nam về cách tạo ra y tế công cộng để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh”, ông Pollin nói.

Theo  GS. Robert Pollin, chính việc thành lập các hệ thống dịch vụ y tế công cộng để mọi người dân Mỹ được tiếp cận với chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt mà không quá phải lo lắng về tài chính là điều cần thiết – nhất là khi đó là những bệnh như COVID-19.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала