WHO kêu gọi không tin vào sự "vô ích" của vắc-xin ngừa virus corona

© AP Photo / Anja NiedringhausLogo của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva
Logo của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Khả năng tái nhiễm coronavirus là có, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin vô dụng, Maria Van Kerkhove, người đứng đầu nhóm kỹ thuật của bộ phận chuyên về các bệnh khẩn cấp thuộc WHO cho biết.

Có cần chủng ngừa coronavirus hay không?

"Điều này không thay đổi những gì chúng ta đang làm để tạo ra vắc-xin. Đó là một vấn đề khác - mọi người nghĩ rằng điều này có nghĩa là vắc-xin không có tác dụng. Nhưng không phải vậy. Chúng ta tiếp tục phát triển vắc-xin và chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc về điều đó ... Vâng, chúng ta có thể gặp những trường hợp tái nhiễm, nhưng chúng ta có những phương pháp không cho phép lây bệnh cho mọi người”, bà Van Kerkhove cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến của WHO do Twitter phát sóng.

Trước đó, phát ngôn viên của WHO Margaret Harris cho biết, tổ chức này không loại trừ các trường hợp tái nhiễm COVID-19 mới, nhưng hiện tại đây là những tình huống cá biệt.

Tòa nhà trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva - Sputnik Việt Nam
WHO nhận xét về thông tin tái nhiễm coronavirus

Bà Harris nhấn mạnh rằng WHO hy vọng vắc xin ngừa COVID-19 sẽ mang lại khả năng miễn dịch đối với vi rút mạnh hơn so với miễn dịch tự nhiên.

Vaccine ngừa coronavirus đầu tiên trên thế giới

Trước đó, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới có chức năng phòng ngừa lây nhiễm coronavirus mới (COVID-19), là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên N.F. Gamaleya cùng với Quỹ Đầu tư Nga trực tiếp (RDIF) phối hợp điều chế. Vaccine mới được đặt tên là «Sputnik V».

Ông Kirill Dmitriev đứng đầu RDIF cho biết hiện tại Quỹ đã nhận được đơn đăng ký từ hơn 20 quốc gia đặt mua một tỷliều vaccine Nga ngừa coronavirus, là vaccine đầu tiên trên thế giới. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng Nga đã thoả thuận về việc sản xuất vaccine ở 5 nước có năng lực cho phép sản xuất 500 triệu liều mỗi năm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала