“Khả năng tuổi thọ đặc biệt cao (khả năng sống tới 90 tuổi hoặc lâu hơn) chắc chắn có một thành phần di truyền mạnh mẽ, những người sống thọ thường có cha mẹ ông bà là những người có tuổi thọ cao”, - ông Pyotr Fedichev, người sáng lập công ty công nghệ sinh học Gero nói với Izvestia.
Theo ông, những người này và con cái của họ thường mắc các bệnh mạn tính muộn hơn mức trung bình trong dân chúng.
“Tất cả những điều này cho phép chúng tôi nghĩ rằng chính các biến thể di truyền chịu trách nhiệm ngăn ngừa những chứng bệnh thường gặp liên quan đến tuổi tác có thể bảo vệ họ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở độ tuổi trưởng thành”, - ông nói.
Để đánh giá toàn diện tác động của gen đối với nguy cơ mắc COVID-19, các chuyên gia đã sử dụng số liệu thống kê tổng hợp được từ ngân hàng sinh học của Anh.
Họ đã xem xét 1.221 trường hợp có xét nghiệm dương tính và 458.029 trường hợp âm tính đối với căn bệnh này. Thông qua các phương pháp tính toán đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các đột biến gen dẫn đến tuổi thọ cao cũng đồng thời tạo ra khả năng diễn biến ít nghiêm trọng hơn khi mắc coronavirus.
Như các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh, kiến thức này rất quan trọng trên quy mô dân số rộng, vì nó giúp xác định các nhóm tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao hoặc thấp hơn do coronavirus.