Xpeng tin rằng thương vụ với BlackBerry sẽ giúp các sản phẩm của họ trở nên cạnh tranh và nâng cao hình ảnh của công ty - đang đặt mục tiêu huy động 1,1 tỷ USD trong đợt IPO ở New York.
Xpeng P7 sedan được giới truyền thông gọi là «sát thủ» Tesla. Thật vậy, ngay cả về bề ngoài rất giống với đối thủ cạnh tranh từMỹ. Các thông số kỹ thuật cũng vậy. Tùy thuộc vào cấu hình, xe điện Xpeng P7 có thể cung cấp một nguồn năng lượng dự trữ mà không cần sạc lại từ 550 đến 650 km, công suất động cơ điện dao động từ 196 kW đến 316 kW. Tesla Model 3 có những đặc điểm tương tự như vậy. Tuy nhiên, phiên bản cơ bản xe điện Mỹ đắt hơn 25% so với Xpeng Trung Quốc.
Cũng giống như Tesla, Xpeng có mức độ tự lái ở cấp độ thứ ba trên chiếc sedan P7 của mình.
Có nghĩa là gì?
Điều này có nghĩa là ô tô có thể duy trì sự kiểm soát một cách độc lập trong các điều kiện nhất định (ví dụ: giữ một khoảng cách nhất định trên đường đối với xe trước, tự chuyển làn hoặc đỗ xe). Nhưng mức độ tự chủ thứ ba cho phép người lái sẵn sàng giành lại quyền điều khiển xe bất cứ lúc nào. Để đảm bảo an toàn, hệ thống thông minh của những chiếc xe này sẽ nhận dạng hướng nhìn và vị trí tay người lái, đồng thời đưa ra cảnh báo bằng giọng nói.
Cơ sở phần mềm của hệ thống lái xe tự hành cấp ba trên Xpeng là hệ điều hành QNX của BlackBerry. Hệ điều hành này ở nhiều phiên bản khác nhau đã được đa số các nhà sản xuất ô tô thế giới sử dụng trong nhiều năm. QNX ban đầu được hình thành như một hệ thống điều khiển cụm đồng hồ, hệ thống thông tin giải trí và hỗ trợ người lái. Năm 2017, BlackBerry bắt đầu điều chỉnh nền tảng QNX cho các hệ thống lái xe tự hành.
TechCrunch: BlackBerry will provide the OS for Chinese smart car startup Xpeng, Tesla’s local challenger. https://t.co/EKupyKbdbF
— Champ (@originalchamp) August 27, 2020
BlackBerry trong một thông báo chính thức cho biết việc cung cấp sản phẩm và phần mềm điều khiển hệ thống thông minh trên Xpeng P7 sedan là một vinh dự lớn đối với công ty. Xpeng cũng tin rằng BlackBerry sẽ làm cho các sản phẩm của mình trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, BlackBerry không phải là công ty nước ngoài duy nhất cung cấp sản phẩm công nghệ cao cho hãng xe Trung Quốc.
Quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc rất phức tạp
Trong khi đó, quan hệ giữa một số nước phương Tây và CHND Trung Hoa hiện đang trở nên phức tạp, đặc biệt là trong các vấn đề hợp tác khoa học kỹ thuật và trao đổi công nghệ. Chính phủ Hoa Kỳ liên tục hạn chế quyền truy cập của các doanh nghiệp Trung Quốc vào công nghệ của họ. Tuy nhiên, giới kinh doanh vẫn đang tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường Trung Quốc, bất chấp các thông tin được quảng bá dai dẳng về mối đe dọa công nghệ Trung Quốc. Xu Canhao - giáo sư tại Viện Khoa học và Công nghệ Máy tính, Đại học Tô Châu, nói với Sputnik không có công ty nước ngoài nào có thể bỏ qua quy mô của thị trường Trung Quốc. Do đó, hợp tác với Trung Quốc đơn giản là cần thiết để phát triển kinh doanh, chuyên gia này nói.
“Theo tôi, nguyên nhân chính là do thị trường xe hơi Trung Quốc lớn nhất thế giới. Và không thể bỏ qua yếu tố này. Không công ty nào có thể phớt lờ và từ chối hợp tác với các công ty Trung Quốc. Vì Trung Quốc là thị trường lớn nhất nên nó có tiếng nói là điều đương nhiên. Ngoài ra, ở cấp nhà nước, việc phát triển khoa học và công nghệ được ưu tiên. Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo, ô tô tự lái, phương tiện sử dụng nguồn năng lượng mới, các lĩnh vực công nghệ cao khác đã được nhà nước hỗ trợ. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng tình hình hiện nay phát triển dưới tác động của nhiều yếu tố. Trung Quốc có dung lượng thị trường rất lớn, và điều này chắc chắn thu hút hoạt động kinh doanh từ các quốc gia khác nhau, bao gồm cả hợp tác trong nghiên cứu và phát triển. Việc các công ty Trung Quốc hợp tác với các đối tác nước ngoài là điều hoàn toàn tự nhiên".
Mặc dù hợp tác với Xpeng có lợi cho BlackBerry do quy mô thị trường Trung Quốc, nhưng đối với Xpeng, sử dụng các giải pháp đi kèm của BlackBerry là cách tốt để đánh bật những nghi ngờ và cáo buộc hành vi trộm cắp công nghệ của chính họ. Tesla trước đó buộc tội kỹ sư Cao Guangzhi, người tham gia phát triển hệ thống hỗ trợ lái xe, đã chuyển giao công nghệ cho công ty Xpeng. Tesla tuyên bố Cao Guangzhi, người sau này gia nhập Xpeng, dường như đã sao chép mã nguồn của hệ thống lái tự động Tesla. Nhưng theo kết quả điều tra nội bộ của Tesla, không có dấu hiệu họ bị đánh cắp tài sản trí tuệ.
Vấn đề vay mượn công nghệ rất khó. Một mặt, theo lẽ tự nhiên, bất kỳ công ty nào cũng bảo vệ các công nghệ riêng mình như là lợi thế cạnh tranh chính và sở hữu trí tuệ. Mặt khác, không có sự trao đổi kiến thức khoa học, không thể có sự phát triển công nghệ về mặt nguyên tắc. Do đó, cần phải duy trì sự cân bằng giữa phát triển năng lực công nghệ của chính mình và sử dụng kinh nghiệm nước ngoài, chuyên gia Xu Canhao nói.
“Tôi nghĩ Trung Quốc nên kết hợp cả hai. Một mặt, không cần phải chấm dứt hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển. Mặt khác, chúng ta thấy các ví dụ về Huawei và ZTE. Do đó, Trung Quốc cần tăng cường ảnh hưởng của chính mình, kể cả ở cấp độ tiêu chuẩn và các ngành công nghiệp tiên tiến. Tuy nhiên các công ty công nghệ ở các quốc gia khác nhau không thể bị cô lập với nhau. Theo quan điểm của sự phát triển khoa học công nghệ, sự giao lưu giữa các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau là điều cần thiết cho sự tiếp tục của tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, việc trao đổi khoa học và kỹ thuật quốc tế có thể bị hạn chế bởi các yếu tố địa chính trị ".