Theo bà, các quốc gia châu Á phản ứng với đại bệnh "nhanh chóng và hiệu quả" hơn nhiều, trong khi phương Tây lại để lộ sự chậm chạp và thiếu linh hoạt của mình.
Phương Tây và phương Đông
Lenin từng nói: "Có những thập kỷ không xảy ra điều gì, nhưng có những tuần mà nhiều thập kỷ xảy ra".
Nếu COVID-19 là một máy gia tốc tuyệt vời, thì có lẽ thay đổi đáng kể nhất mà nó làm được là thay đổi cán cân quyền lực giữa phương Đông và phương Tây, nhà báo Rachel Sylvester của tờ The Times viết.
Theo nhà báo, một cuốn sách "đúng lúc" nhan đề là The Wake-Up Call “Tiếng chuông báo thức” đã được phát hành trong tuần này. Các tác giả John Micklethwait và Adrian Wooldridge cho rằng virus đã phơi bày những sai lầm nghiêm trọng của các chính phủ phương Tây và đã chứng tỏ tiềm lực ngày càng tăng và khả năng trỗi dậy của nhiều quốc gia phương Đông.
The East has done much better with Covid than western democracies, insist John Micklethwait and Adrian Wooldridge in The Wake-Up Callhttps://t.co/02pWuiyYaL
— Sunday Times Culture (@ST_Culture) August 30, 2020
John Micklethwaite và Adrian Wooldridge cho rằng, do tỷ lệ tử vong cao và cuộc khủng hoảng kinh tế đang rình rập, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu đã không vượt qua được "bài sát hạch căng thẳng" do giai đoạn đại dịch. Chủng virus hồi đầu năm nay có vẻ như "Chernobyl của Trung Quốc", bây giờ đã biến thành một kiểu "Waterloo của phương Tây".
Đây không chỉ là cuộc đụng độ của các nền văn minh giữa Bắc Kinh và Washington. Các quốc gia trên khắp châu Á đã phản ứng “nhanh chóng và hiệu quả” với đại dịch. Chỉ có 7 người chết ở Đài Loan, 27 người ở Singapore và 34 người ở Việt Nam. London mất gần 7 nghìn người, và New York - hơn 23 nghìn. Trong khi đó, ở Seoul, với những con phố sầm uất và hệ thống giao thông công cộng đông đúc, số người chết chỉ là 23 người, tác giả bài báo lưu ý.
Nhà báo Rachel Sylvester cho biết, trong khi nội các Anh còn do dự, các chính trị gia Hàn Quốc đã lắp đặt các trạm xét nghiệm COVID-19 trên các đường phố thủ đô và tổ chức kiểm tra nhiệt độ tại các trạm xe buýt. Khi các bác sĩ Mỹ buộc phải đeo khẩu trang dùng khi trượt tuyết và Donald Trump cho rằng mọi người có thể tự bảo vệ mình, Hàn Quốc cung cấp cho tất cả các bệnh viện trang bị thiết bị phù hợp. Trong tháng 4, số người chết ở London nhiều hơn so với 4 tuần lễ tồi tệ nhất bị Đức Quốc xã ném bom. Và đến đầu tháng 6, Seoul đã xóa bỏ chế độ cách ly và hoạt động trở lại.
Điều này một phần là do sau khi virus SARS bùng phát vào năm 2002, các nước phương Đông đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho đại dịch. Nhưng phương Tây hóa ra lại quá chậm chạp trước những cú đánh của thực tế và quá thiếu linh hoạt trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng, nhà báo khẳng định.
Phương Tây không chỉ đang tụt hậu trong cuộc chiến chống dịch
Mỹ gạt bỏ WHO, còn Liên minh châu Âu bắt đầu tranh cãi về kế hoạch kích thích kinh tế. Trung Quốc đã không lãng phí thời gian để nắm bắt cơ hội giành được các đồng minh mới. Thiết bị y tế được chuyển đến Ý trong những chiếc hộp có in nội dung các vở opera và đến Hungary với khẩu hiệu "Tiến lên, Hungary".
Nhà lãnh đạo Hungary Viktor Orban cho biết:
“Ở phương Tây, mọi thứ thực sự đều thiếu thốn. Chúng tôi chỉ có thể nhận được sự giúp đỡ đến từ phương Đông."
Phương Tây thua kém phương Đông về mọi thứ - từ cơ sở hạ tầng cho đến giáo dục. Trong khi người Anh tranh luận bất tận ở về việc có nên xây dựng đường băng thứ ba tại Heathrow hay không, Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng 215 sân bay mới vào năm 2035.
China to build 215 new airports by 2035, despite slowing air traffic growth https://t.co/KFhs6b124w
— SCMP News (@SCMPNews) March 9, 2020
Các cơ sở giáo dục của Singapore có xu hướng đứng đầu trong các bảng xếp hạng quốc tế nhờ hệ thống khen thưởng giáo viên giỏi và sa thải giáo viên kém. Họ tự hào về chủ nghĩa tinh hoa của mình, chú trọng đến sự cạnh tranh và sát hạch. Cách tiếp cận tương tự cũng áp dụng cho văn phòng chính phủ.
Thay vì chấp nhận thách thức, phương Tây lại chọn cách lên án các “chuyên gia” và áp dụng chính sách bảo hộ. Nước Mỹ được dẫn dắt bởi một người căm ghét toàn cầu hóa, áp đặt thuế quan lên các đối thủ và đề cao tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” chứ không ủng hộ thương mại tự do.
Nhà báo Rachel Sylvester nhấn mạnh: “Washington có vẻ cổ hủ và chậm chạp.”
Phương Tây không chỉ là thiết chế địa lý. Như Micklethwait và Wooldridge đề xuất, đây là "ý tưởng dựa trên tự do và nhân quyền." Điều tương tự không thể xảy ra đối với Trung Quốc, với luật an ninh Hồng Kông và "các cuộc tấn công kinh hoàng nhằm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ." Đối với Singapore, thủ tướng đầu tiên của nước này là Lý Quang Diệu từng khoe rằng:
“Chúng tôi sẽ quyết định điều gì là đúng. Người ta nghĩ gì không quan trọng."
“Chủ nghĩa tự do theo định hướng quan hệ đối ngoại và sự sáng tạo cởi mở với những ý tưởng mới là những mặt mạnh nhất của phương Tây. Nhưng chúng ta có nguy cơ bỏ lỡ lợi thế cạnh tranh mà những giá trị này mang lại”, tác giả bài báo cảnh báo.
Ở Vương quốc Anh cũng xảy ra những vấn đề tương tự.
“Athens dân chủ phải nhường chỗ cho Spartacus quân phiệt sau khi bệnh dịch làm suy yếu thể chế và làm tan rã quân đội, và hai trận dịch lớn đã góp phần làm cho Đế chế La Mã sụp đổ. Phương Tây cũng sẽ đi theo con đường tương tự nếu không thoát ra khỏi trạng thái ngủ đông. Kim đồng hồ đang vẫn chạy. Đã đến lúc cần thức tỉnh” – nhà báo Rachel Sylvester kết luận.