Nga bán lúa mì cho hơn 100 quốc gia nhờ vụ mùa bội thu kỷ lục. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tiếp cận được một số thị trường như Trung Quốc và Algeria do lúa mì Nga không đáp ứng được yêu cầu của những nước này. Nga chỉ xuất được hàng sang Trung Quốc từ Siberia và Viễn Đông do Trung Quốc lo ngại về nấm bệnh (một loại nấm phát triển trên một số loại cây lương thực, trong đó có lúa mạch đen và lúa mì).
Ngoài ra, theo nhận định của nhà phân tích Ma Wenfeng của công ty Beijing Orient Agribusiness Consult Co. Ltd., một số nguồn cung từ Nga không đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy bột mì Trung Quốc do chất lượng không ổn định, Dự kiến lượng nhập khẩu lúa mì của của Trung Quốc vào vụ mùa năm nay sẽ tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.
Đây là một tin tốt cho Pháp và Úc, vì Nga chỉ có thể cung cấp một lượng nhỏ lúa mì. Như vậy là Trung Quốc đang ngáng chân Nga trên con đường tiến tới vị trí quán quân thế giới về xuất khẩu lúa mì.
Tuy nhiên, hai nước đã phát triển được quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn về nông nghiệp trong những năm gần đây. Các chuyên gia nhận định rằng nếu được phép tăng xuất khẩu, Nga có thể chiếm thị phần lớn trên thị trường lúa mì thế giới, còn sự cạnh tranh với các nhà cung cấp phương Tây sẽ ngày càng gay gắt.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng xuất khẩu lúa mì của Mỹ sang Trung Quốc sẽ tăng 12%, lên 6 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021. Trong niên vụ trước, Pháp, Canada và Úc là những nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này.
Do hạn hán và lũ lụt nên sản lượng lúa mì ở các nước EU bị giảm, do đó Nga vẫn còn cơ hội trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.