Phát hiện những thay đổi trong não các nhà du hành

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhPhương tiện phóng Soyuz-FG với tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-11.
Phương tiện phóng Soyuz-FG với tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-11. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học tiết lộ ảnh hưởng của việc ở lâu trong không gian vũ trụ đối với cấu trúc của não. Nghiên cứu liên quan được công bố trên Science Advances.

Các nhà nghiên cứu từ Australia, Bỉ, Đức và Nga đã nghiên cứu cấu trúc não của 11 nhà du hành vũ trụ Nga, trung bình họ đã ở 171 ngày liên tục trên ISS. Các nhà khoa học làm MRI khuếch tán não cho mỗi người ba lần - một lần trước chuyến bay vào vũ trụ và hai lần sau khi trở về Trái đất.

Phi hành gia Liên Xô Vladimir Dzhanibekov ra ngoài khoảng không vũ trụ ngày 25 tháng 7 năm 1984 - Sputnik Việt Nam
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô kể về phân biệt đối xử trong chương trình Soyuz-Apollo

Hệ thần kinh thích nghi với điều kiện không gian

Các nhà khoa học lưu ý rằng việc sử dụng phương pháp hình ảnh thần kinh lần đầu tiên cho phép xác định được những thay đổi về cấu trúc và chức năng não sau chuyến bay vào vũ trụ. Đặc biệt, do tình trạng không trọng lực trong một thời gian nhất định, sự phân bố của chất trắng và chất xám thay đổi, não thất tăng lên, tại đó dịch não tủy cũng nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, bằng cách này, hệ thần kinh thích nghi với tình trạng không trọng lượng và tăng tải trọng lên các vùng não, trong đó có vùng chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động. Các nhà khoa học lưu ý rằng sau 7 tháng các nhà du hành vũ trụ quay về Trái đất, các chỉ số não của họ trở lại bình thường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала