"Chính Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận và có những thao tác gây hấn, trong khi các cấp độ quân sự, ngoại giao và chính trị vẫn đang tiếp tục tương tác. Trong trường hợp ngày, vào ngày 7/9/2020, quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa đã tìm cách tiến gần tới một trong những vị trí tiền đồn của chúng tôi dọc theo ranh giới kiểm đường soát thực tế và ... đã bắn nhiều phát đạn chỉ thiên nhằm đe dọa quân đội của chúng tôi", - trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Bộ quân sự cũng lưu ý rằng "quân đội Ấn Độ không hề vượt qua ranh giới kiểm soát thực tế và không sử dụng bất kỳ phương tiện gây hấn nào, kể cả bắn súng".
Lãnh thổ tranh chấp
Trung Quốc và Ấn Độ có tranh chấp lâu dài về quyền lãnh thổ tại khu vực miền núi ở phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km2 ở bang Arunachal Pradesh phía Đông Bắc. Đường kiểm soát thực tế, thay thế biên giới giữa các quốc gia trong khu vực này, chạy qua khu vực Ladakh. Mùa thu năm 1962, tranh chấp đã phát triển thành một cuộc chiến tranh biên giới. Năm 1993 và 1996, Trung Quốc và Ấn Độ đã ký thỏa thuận gìn giữ hòa bình ở các khu vực tranh chấp.
Tình hình ở khu vực này bắt đầu trầm trọng hơn từ đầu tháng 5 năm nay, khi hàng loạt xung đột giữa quân đội hai nước diễn ra tại khu vực hồ núi cao Pangong Tso. Sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu tăng cường lực lượng ở Ladakh gần ranh giời kiểm soát thực tế. Căng thẳng mới bắt đầu sau cuộc chiến giữa quân đội hai nước ở thung lũng Galvan ở Ladakh tối ngày 15 tháng Sáu. Theo quan chức New Delhi, do hậu quả vụ việc, phía Ấn Độ có 20 binh sĩ đã thiệt mạng. Thông tin về số người chết và bị thương từ phía Trung Quốc không được công khai.
Tờ báo lưu ý rằng để giải quyết tình hình, các vị chỉ huy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực đã tổ chức nhiều cuộc gặp. Theo kế hoạch được thông qua tại cuộc gặp cuối cùng vào ngày 30 tháng 6, trước tiên hai bên sẽ rút quân khỏi tất cả các "điểm nóng" - Thung lũng Galvan, trong khu vực Pangong Tso và Hot Springs. Sau đó, sẽ kiểm tra tình hình ở các khu vực xa hơn, như vùng đồng bằng Depsang, nơi Trung Quốc tập trung nhiều binh sĩ.