Chí ít thì đó cũng là trường hợp của thành phố New York, nơi các quan chức mới đây đã thông báo sẽ mở rộng gia tăng xét nghiệm hậu chứng tử để tìm kiếm xác định coronavirus và virus cúm thường. Theo quy định mới, những trường hợp tử vong gắn với bệnh đường hô hấp mà trước khi chết vẫn chưa xác định được rõ thì cần tiến hành khám nghiệm tử thi về cả hai loại virus trong vòng 48 giờ.
«Những quy tắc này sẽ cung cấp dữ liệu chính xác tối đa về nguyên nhân gây tử vong, vì rằng chúng tôi đang tiếp tục đấu tranh chống COVID-19 trong thời kỳ sắp bước vào mùa cúm thường», - Tiến sĩ Howard Zucker Ủy viên đặc trách Y tế của bang New York tuyên bố vào tuần trước.
Như nêu trong bài báo, cư dân viện dưỡng lão, những bệnh nhân qua đời trong bệnh viện cũng như các thi hài đang bảo quản trong cơ sở tang lễ hoặc chờ giám định viên y tế, là những đối tượng thuộc số được nhắm đến để xét nghiệm tiếp theo. Nếu các chuyên gia tại cơ sở địa phương không thể tự mình tiến hành xét nghiệm, họ có thể yêu cầu chính quyền bang hỗ trợ xét nghiệm tại phòng thí nghiệm y tế công cộng.
Tại sao phải xét nghiệm coronavirus cả khi người đã chết?
Mặc dù kết quả các xét nghiệm này sẽ là quá muộn không hỗ trợ gì để thay đổi biện pháp điều trị vì bệnh nhân đã qua đời, nhưng vẫn có thể giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe theo dõi mức độ lây lan của cả hai loại bệnh nhiễm trùng, cũng như cho thấy liệu có nên cảnh báo người thân của bệnh nhân tử vong về chuyện những người này có thể phải cách ly.
«Mọi người cần biết là xung quanh họ có ai mắc bệnh. Nếu ai đó không thể xét nghiệm khi còn sống, thì tại sao không kiểm tra người ấy ngay sau khi tử vong?», - Tiến sĩ Valerie Fitzhugh, chuyên gia nghiên cứu bệnh học tại Trường Y New Jersey nêu ý kiến.
Như tờ báo làm rõ, quy tắc xét nghiệm này không áp dụng cho tất cả các trường hợp tử vong, mà chỉ với những ca nghi mắc bệnh đường hô hấp. Có nghĩa là các quy tắc mới về khám nghiệm tử thi sẽ không mấy ảnh hưởng làm thay đổi thống kê số lượng ca mắc coronavirus.