Trung Quốc đưa ra thách thức mới cho Mỹ trong cuộc chinh phục không gian

© zh.wikipedia.org Vụ phóng tàu vũ trụ "Thần Châu-9" với sự hỗ trợ của phương tiện phóng "Changzheng 2F", Trung Quốc.
Vụ phóng tàu vũ trụ Thần Châu-9 với sự hỗ trợ của phương tiện phóng Changzheng 2F, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá về công nghệ và trở thành cường quốc thứ hai sở hữu tàu vũ trụ có thể tái sử dụng. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia Nga bình luận về việc Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu vũ trụ tái sử dụng đầu tiên của họ.

Theo các chuyên gia Nga, thành công này làm tăng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong việc chinh phục không gian vũ trụ.

Ra mắt phương tiện phóng của Trung Quốc The Long March 2F. Lưu trữ ảnh - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tuyên bố về đột phá trong các vụ phóng lên vũ trụ

Tàu vũ trụ đã được phóng vào ngày 4 tháng 9 từ Sân bay Vũ trụ Tửu Tuyền (Jiuquan) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F (Changzheng 2F). Trong chuyến bay này con tàu thực hiện thử nghiệm công nghệ tái sử dụng. Vào ngày 6 tháng 9, tàu vũ trụ đã hạ cánh an toàn.

Bước đột phá về công nghệ

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, phi công - nhà du hành vũ trụ Alexander Aleksandrov, hai lần Anh hùng Liên Xô, nhà du hành vũ trụ thứ 55 của Liên Xô, lưu ý rằng, Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá về công nghệ thách thức Mỹ:

"Tôi có thể chúc mừng Trung Quốc, họ đã thực hiện một bước tiến mới mang lại cơ hội lớn trong việc phát triển các công nghệ vũ trụ. Trung Quốc có đủ kinh phí để khám phá không gian vũ trụ theo nhiều hướng khác nhau. Việc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng giúp các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu và thử nghiệm những khả năng của con tàu mới. Tất nhiên, những kinh nghiệm của cả Nga và Mỹ giúp ích cho việc này. Ngoài ra, đây là một thách thức đối với Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ có những bước tiến mới, họ đang bắt kịp Hoa Kỳ".

Tàu vũ trụ tương tự của Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc Viện Chính sách Không gian Vũ trụ của Nga, ông Ivan Moiseev nhận xét rằng, rất có thể tàu vũ trụ tái sử dụng của Trung Quốc tương tự như Mỹ:

Cảnh trên ISS nhìn từ tàu “Soyuz” - Sputnik Việt Nam
Mỹ phóng vệ tinh quân sự từ Trạm vũ trụ quốc tế
"Mỹ sở hữu máy bay vũ trụ tương tự kể từ năm 2010. Hiện nay, Hoa Kỳ có hai chiếc máy bay như vậy, chúng được đưa lên quỹ đạo luân phiên nhau, khi một chiếc hạ cánh, chiếc thứ hai cất cánh. Lần sau việc "đổi gác" sẽ diễn ra vào mùa xuân. Xét theo những thông số kỹ thuật bị rò rỉ cho báo chí nước ngoài, tàu vũ trụ của Trung Quốc có những điểm giống với máy bay vũ trụ của Mỹ. Trong khi chưa có thông tin chính thức, chúng tôi chỉ có thể dự đoán về điều này. Nhưng, tôi có thể nói chắc chắn rằng, tàu vũ trụ của Trung Quốc là thiết bị quân sự hoặc sử dụng kép. Giải pháp kỹ thuật là rất thú vị. Đây là máy bay vũ trụ cất cánh thẳng đứng như một tên lửa, nhưng thường hạ cánh theo phương ngang. Ưu điểm của hệ thống này là khả năng phóng máy bay nhiều lần. Ngoài ra, chiếc tàu vũ trụ này hạ cánh xuống sân bay, tức là không có vấn đề tìm kiếm con tàu sau khi hạ cánh".

Cuộc đua trên không gian vũ trụ

Theo truyền thống, Trung Quốc công bố rất ít thông tin về tàu vũ trụ mới có thể tái sử dụng, - ông Andrei Ionin, viện sĩ Viện hàn lâm Vũ trụ Nga, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Có lẽ, điều này là do những chương trình như vậy có mục đích kép, chuyên gia Ionin lưu ý:

Trung Quốc thử nghiệm nguyên mẫu của tàu vũ trụ mới - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc thử nghiệm nguyên mẫu của tàu vũ trụ mới
"Rõ ràng, Trung Quốc thực hiện một bước tiến lớn về công nghệ trong chương trình chinh phục không gian. Trung Quốc đang từng bước, mà đây là truyền thống của Trung Quốc, nhưng rất tự tin phát triển các công nghệ vũ trụ của mình. Ban lãnh đạo Trung Quốc phân bổ những khoản tiền lớn cho mục đích này. Trước đây đã có cuộc chạy đua không gian giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Khi đó cuộc chạy đua trên không gian đã phản ánh cuộc đối đầu gay gắt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay cũng vậy, chúng ta đang chứng kiến cuộc chạy đua và sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong không gian, nhưng, cuộc cạnh tranh chính đang diễn ra trong các lĩnh vực công nghệ cao, và chiến thắng trong lĩnh vực này mang tính quyết định. Đây là trí tuệ nhân tạo, 5G. Vì vậy, sự cạnh tranh trong không gian vũ trụ chỉ là một phần của một quá trình phức tạp có quy mô lớn hơn đang diễn ra trên Trái đất".

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà du hành vũ trụ thử nghiệm Sergei Krichevsky, chuyên gia tại Viện Lịch sử Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, lưu ý rằng, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công một tàu vũ trụ có thể tái sử dụng không chỉ làm tăng sự cạnh tranh mà còn có thể trở thành động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong không gian:

"Đây là một kiểu thách thức từ Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, nhưng đây cũng là xu hướng chung. Trong lĩnh vực này có thể có cả sự cạnh tranh và sự hợp tác. Xét cho cùng, nếu chúng ta quan tâm không chỉ đến các lợi ích quốc gia mà cả đến việc khám phá không gian vũ trụ nói chung, thì hệ thống tàu con thoi có thể được sử dụng như hệ thống giải cứu phi hành gia, bởi vì chúng ta không thể dự báo trước những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong các chuyến bay. Trong mọi trường hợp, điều này kích thích cả cạnh tranh và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và khoa học. Nhìn chung, đây là một sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển ngành du hành vũ trụ trên toàn thế giới".

Dựa trên dữ liệu về khả năng chuyên chở của tên lửa đẩy Trường Chinh 2F đã được sử dụng để phóng tàu vũ trụ tái sử dụng của Trung Quốc, các chuyên gia rút ra kết luận rằng, trọng lượng tối đa của tàu con thoi không quá 8,5 tấn. Các thông số về quỹ đạo của tàu vũ trụ có thể tái sử dụng cũng được biết đến. Ví dụ, quỹ đạo có độ cao 340 km, độ nghiêng 50,2 độ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала