Việt Nam - Nhật Bản: Đâu đơn thuần chỉ là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao thoả thuận hợp tác giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao thoả thuận hợp tác giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang hết sức tốt đẹp và ngày càng sâu sắc. Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản (đặc biệt dưới thời ông Abe Shinzo) duy trì và phát triển quan hệ kinh tế rất tốt với ASEAN nói chung và quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Việt Nam nói riêng.

Tại buổi đối thoại với đại diện doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh đầy tham vọng, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển đầu tư, chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà đầu tư, nhất là từ Nhật Bản.

Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng các nhà đầu tư Nhật Bản

Đây là những phát biểu đáng chú ý trong cuộc gặp gỡ làm việc đặc biệt chiều qua, ngày 7/9, tại trụ sở Chính phủ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư Nhật Bản.

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số bộ, ngành quan trọng của Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio, các tổ chức kinh tế Nhật Bản như JCCI (Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam), JETRO (Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản), JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) cùng đại diện hơn 30 doanh nghiệp xứ sở “mặt trời mọc”.

Cảng Tokyo - Sputnik Việt Nam
Cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc: 1.400 nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam
Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam dẫn phát biểu khai mạc đối thoại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam luôn đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và những đóng góp to lớn của Ngài Abe Shinzo đối với sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua.

“Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu, tin cậy giữa hai nước ngày càng sâu sắc”, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh.

Trước tác động tiêu cực của đại dịch do coronavirus (COVID-19), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hoan nghênh và đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời đưa ra quyết sách hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tỏ ra rất phấn khởi được biết trong số 30 doanh nghiệp Nhật Bản nhận được sự hỗ trợ đầu tiên từ Chính phủ, có tới 15 doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây cũng là niềm vui, sự khích lệ để Việt Nam tự tin tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành công, trong đó có Nhật Bản.

“Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, là những nhà đầu tư nghiêm túc, có trách nhiệm, làm ăn kinh doanh có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, chú trọng bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống người lao động. Doanh nghiệp Nhật Bản giữ chữ tín, điều rất quan trọng trong làm ăn kinh doanh”, Thủ tướng Việt Nam khẳng định.
© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu
Việt Nam - Nhật Bản: Đâu đơn thuần chỉ là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu

Thông báo với đại diện các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư theo hình thức PPP với nhiều điểm mới, minh bạch, thuận lợi, ưu đãi đầu tư...

Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện các cam kết tiêu chuẩn cao của các FTA như CPTPP, EVFTA, Việt Nam sẽ trở thành là điểm đến đầu tư hấp dẫn với môi trường đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến.

Cụ thể, trong quá trình làm việc và đối thoại với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, với quy mô nền kinh tế 100 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng lại nằm trong khối ASEAN năng động với gần 650 triệu dân, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh đầy tham vọng, phù hợp với chiến lược tái cấu trúc, chuyển dịch làn sóng đầu tư chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các đối tác Nhật Bản.

Quang cảnh buổi làm việc - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản tiếp tục là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Đáng chú ý, với quyết tâm chính trị cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo cho các nhà đầu tư Nhật Bản biết, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác đầu tư nước ngoài do một Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng nhằm nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư, đối thoại và xử lý các đề xuất của các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam.

“Tôi đã chỉ đạo mở lại các chuyến bay thương mại đến một số nơi có hệ số an toàn cao, trong đó có Nhật Bản, với quy trình nhập cảnh được rút gọn và thuận lợi, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, vừa thuận lợi cho việc kinh doanh”, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ.

Tiếp đến, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam có nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, sản xuất, nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ thông tin, thành phố thông minh, dịch vụ tài chính, ngân hàng. khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, cũng như tham gia đối tác chiến lược để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho các bên. phần đưa mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam để đầu tư

Phát biểu tại buổi đối thoại với lãnh đạo Chính phủ và đại diện nhiều bộ, ban, ngành của Việt Nam, Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio cho biết, trong 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vô cùng nhanh chóng và cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.

Ông Yamada Takio khẳng định, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu và đặc biệt cuộc điện đàm trong tháng này giữa Thủ tướng hai nước thể hiện mối quan hệ tin cậy mật thiết ở cấp cao. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh đây là tài sản vô cùng quý giá trong mối quan hệ giữa hai nước.

Theo Đại sứ Yamada Takio, dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, Việt Nam đã cho thấy khả năng quản lý rủi ro ưu việt của mình, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong khi các nước còn đang loay hoay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thì Việt Nam đã sớm phục hồi.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu chứng kiến Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio trao đổi Công hàm giữa Chính phủ hai nước về việc tiếp nhận trang thiết bị phân tích dioxin và môi trường do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.  - Sputnik Việt Nam
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sẽ có bước phát triển vượt bậc

Điều đáng mừng là, so với nhiều nước có cùng điểm xuất phát, Việt Nam đang hưởng lợi trực tiếp từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Có thể nói, các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho Việt Nam, nơi đầu tư trong điều kiện bình thường mới hậu COVID-19”, Đại sứ Yamada Takio nhấn mạnh.

Đồng thời, theo khảo sát mới đây của JETRO, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết đang xem xét kế hoạch chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ nắm bắt được cơ hội này và trở thành một quốc gia thịnh vượng hơn trong thời gian tới”, Đại sứ Nhật Bản khẳng định, đồng thời nêu rõ một số đề xuất.

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNÔng Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu
Việt Nam - Nhật Bản: Đâu đơn thuần chỉ là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư - Sputnik Việt Nam
Ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu
Theo Đại sứ Yamada Takio, nên nối lại việc đi lại giữa hai nước, cải thiện giải ngân cho các dự án đầu tư công hiện nay, thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Liên quan đến việc Chính phủ Nhật Bản tung ra gói ngân sách khoảng 2,3 tỷ USD để thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp xứ sở hoa anh đào, Đại sứ cho biết, đã tiến hành lựa chọn lần thứ nhất, với 30 doanh nghiệp và trong đó, có 15 doanh nghiệp có mặt ở đây hôm nay, đều là những doanh nghiệp có liên quan đến Việt Nam.

“Trong thời gian tới, chúng tôi cũng dự kiến sẽ tuyển chọn lần thứ hai và lần thứ ba”, Đại sứ Yamada Takio nhấn mạnh.

Ông Takio khẳng định, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Đại sứ Nhật Bản tiếp tục hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có các giải pháp phù hợp để ngăn chặn và kiểm soát dịch COVID-19 cũng như tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế hơn nữa trong điều kiện bình thường mới.

Tiếp tục chương trình thăm Nhật Bản, sáng 1/7/2019, tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kanetsugu Mike, Chủ tịch Ngân hàng MUFG (Nhật Bản). - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam
Tại buổi đối thoại, đại diện JCCI, hiệp hội với 1.950 doanh nghiệp thành viên bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Đồng thời, để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, đại diện JCCI đề xuất tạo cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp với đặc thù ngành sản xuất chế tạo của Nhật Bản, xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng theo phương thức PPP, cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản góp vốn vào doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước của Việt Nam.

Chẳng hạn như, ở Nhật Bản, ngoài các doanh nghiệp nòng cốt, còn có các doanh nghiệp hợp tác, có sự phân công vai trò trong một chuỗi hoạt động sản xuất khá phức tạp và mạnh mẽ.

Như vậy, việc thu hút đầu tư theo hình thức là thu hút cả chuỗi sản xuất chứ không chỉ thu hút các doanh nghiệp nòng cốt. Từ đó, đầu tư của các doanh nghiệp nòng cốt của Nhật Bản sang Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cũng trong buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, JCCI mong muốn Chính phủ Việt Nam xem xét mở rộng hơn nữa các ưu đãi cho các công nghệ tiên tiến cũng như các doanh nghiệp mở rộng đầu tư quy mô lớn, tạo động lực cho một chuỗi sản xuất. Chỉ cho một doanh nghiệp.

Trao đổi với người đứng đầu chính phủ Viêt Nam, các bộ ngành, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản cũng nêu nhiều vấn đề trong hợp tác đầu tư tại Việt Nam như nguồn nhân lực, phát triển một số lĩnh vực mới, công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu và phát triển.

Ghi nhận và trả lời những băn khoăn của doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc thuộc thẩm quyền, không để chậm trễ.

Thủ tướng Việt Nam khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư của 15 doanh nghiệp Nhật Bản trong giai đoạn đầu được triển khai thuận lợi nhất cũng như chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn đầu tư tiếp theo.

Trao đổi với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 và nêu rõ thực hiện mục tiêu kép, duy trì sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn cho doanh nghiệp Nhật Bản
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng thuận tiện hơn như sân bay, bến cảng, dịch vụ logistics, đường cao tốc, đồng thời, không để tình trạng mất điện, mất nước ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.

Đặc biệt, công tác giải phóng, chuẩn bị mặt bằng, khu công nghiệp để doanh nghiệp nước ngoài có thể nhanh chóng đặt nhà máy ngay.

“Chúng tôi sẽ duy trì gặp mặt trực tiếp để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, từ hải quan đến thuế, đất đai, môi trường, lao động, thủ tục hành chính. Khó khăn đến đâu, chúng ta cũng kịp thời tháo gỡ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Việt Nam khẳng định, coi thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam.

“Thủ tướng sẵn sàng gặp anh em để tháo gỡ khi cần thiết”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Tại cuộc gặp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chứng kiến ​​Lễ bàn giao Biên bản ghi nhớ giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Jetro Việt Nam.

Quan hệ kinh tế Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục phát triển

Chuyên gia Atsusuke Kawada đến từ Nhật Bản cho biết, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản duy trì và phát triển quan hệ kinh tế rất tốt với ASEAN nói chung và quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Việt Nam nói riêng.

Dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Việt Nam cũng như với ASEAN phát triển rất mạnh mẽ, giá trị trao đổi thương mại hai chiều, sự gia tăng của dòng vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam và sự luân chuyển gia tăng của dòng người đi lại giữa hai nước tăng trưởng vượt trội. Đó là đánh giá của ông Atsusuke Kawada, nhà kinh tế trưởng kỳ cựu của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).

Ông Kawada trao đổi với TTXVN cho rằng, chính phủ mới ở Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại với Việt Nam giống như chính sách dưới thời chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo.

“Ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản quan tâm tới Việt Nam hơn. Điều này thể hiện qua số lượng công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã tăng đáng kể”, vị chuyên gia cho biết..

Đến nay, số lượng các công ty thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (VJBA) đã vượt xa số lượng công ty thành viên của Phòng Thương mại Nhật Bản ở Bangkok (Thái Lan). Trong khi đó, đây từng là nơi có số lượng công ty thành viên lớn nhất (trong khu vực ASEAN).

Bên cạnh đó, hợp tác Việt Nam-Nhật Bản dưới thời chính quyền của Thủ tướng Abe trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng rất nổi bật. Điều đó thể hiện trong việc phát triển hạ tầng cứng như Sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội, đường cao tốc nối sân bay này với thủ đô Hà Nội hay cầu Nhật Tân - thường được biết tới là Cầu Hữu nghị Nhật-Việt, cũng như phát triển hạ tầng mềm như việc thành lập Đại học Việt-Nhật.

Nhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản "đòi nợ" Việt Nam?

Ông Kawada nhận định Thủ tướng Abe đã đóng góp rất lớn trong việc tạo lập môi trường giúp các công ty Nhật Bản có thể dễ dàng tiến hành các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

Ông cho rằng, chính phủ mới ở Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại với Việt Nam giống như chính sách dưới thời chính quyền của Thủ tướng Abe.

“Đó là vì Việt Nam và các nước ASEAN khác là những đối tác rất quan trọng đối với Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và ngoại giao”, ông Kawada nhấn mạnh.

Chuyên gia cho rằng, về tổng thể, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN sẽ tiếp tục được tăng cường và làm sâu sắc hơn. Điều này thể hiện thông qua các cuộc đối thoại thường niên, các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và các nước ASEAN, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), vốn đang trong giai đoạn điều chỉnh cuối cùng.

Ông Kawada cũng cho rằng, cần phải đẩy mạnh trao đổi nguồn nhân lực giữa hai nước, xây dựng quan hệ tương hỗ và hai bên cùng có lợi để tăng cường hơn nữa quan hệ Nhật Bản-Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế. Ông hy vọng số lượng các dự án đầu tư của các công ty Việt Nam ở Nhật Bản sẽ tăng.

Nhật Bản đang nước đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số. Do đó, các công ty ở đây sẽ cần thêm các lao động chăm chỉ và tài giỏi của Việt Nam. Trong khi đó, người lao động Việt Nam có thể tiếp thu nhiều công nghệ và kiến thức trong quá trình làm việc tại Nhật Bản.

Về hoạt động đầu tư của Việt Nam tại Nhật Bản, các công ty Việt Nam có thể sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản trên cơ sở tận dụng sự gia tăng của số lượng người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản.

Để thu hút các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Nhật Bản, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, để cải thiện cơ cấu công nghiệp, Việt Nam cũng cần thu hút các công ty nước ngoài sử dụng nhiều công nghệ và tri thức đầu tư vào hoặc xung quanh các khu vực đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, cũng như các công ty sử dụng nhiều lao động đầu tư vào khu vực nông thôn.

Các tỉnh, thành của Việt Nam cần phải cạnh tranh với nhau để nâng cao sự hấp dẫn với tư cách là điểm đến đầu tư, cũng như lựa chọn kỹ lưỡng các công ty tham gia vào thị trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала