Châu Âu ủng hộ việc giữ thỏa thuận
"«Bộ ba châu Âu» đã đi đến kết luận: bác bỏ nỗ lực của Mỹ nhằm đưa trở lại các biện pháp trừng phạt Iran và chúng tôi muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân", thông báo viết.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Đức lưu ý "Iran phải khẩn trương trở lại thực hiện các nghĩa vụ của mình" theo JCPOA.
The E3 agree: reject the US snapback attempt and remain committed to preserving the nuclear agreement, but Iran urgently needs to return to full compliance.
— GermanForeignOffice (@GermanyDiplo) September 10, 2020
Họp bàn về thỏa thuận
Bộ ngoại giao Đức đưa ra tuyên bố như vậy sau cuộc họp của bộ trưởng Heiko Maas với các đồng nghiệp Anh và Pháp, Dominic Raab và Jean-Yves Le Drian, diễn ra tại Anh. Các bên gặp gỡ để thống nhất về các bước hành động chung nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân.
Vấn đề hạt nhân của Iran
Iran và “Nhóm 6 nước” đàm phán quốc tế vào tháng 7/2015 đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề phát sinh từ lâu về chương trình hạt nhân của Iran. Các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng trời đã kết thúc bằng việc thông qua Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nếu kế hoạch này được thực hiện thì Iran sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt về kinh tế và tài chính do Hội đồng Bảo an LHQ, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu áp đặt.
Ngoài ra, thỏa thuận còn có điều khoản quy định rằng lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trong vòng 5 năm, việc cung cấp vũ khí có thể diễn ra sớm hơn với điều kiện được Hội đồng Bảo an LHQ cho phép. Thỏa thuận ở dạng ban đầu thậm chí không tồn tại được ba năm: vào tháng 5 năm 2018, Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Tehran.
Đọc thêm:
- Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến Iran: https://sptnkne.ws/D7kD
- Hội đồng Bảo an LHQ không tán thành đề xuất của Mỹ về khôi phục trừng phạt chống Iran: https://sptnkne.ws/DBf3