Theo tin đăng, quốc gia Địa Trung Hải này đã từ chối tán thành các biện pháp được đưa ra để chống lại Minsk, để tìm cách đưa thêm vào danh sách trừng phạt của EU 7 công ty Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến hoạt động khai thác khí đốt tự nhiên trong vùng kinh tế của Síp.
Để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, cần có sự đồng ý của tất cả 27 nước thành viên EU.
Trước đó, EU tuyên bố không coi cuộc bầu cử tổng thống tổ chức tại Belarus là trung thực và công bằng, đồng thời từ chối công nhận kết quả bầu cử. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu đã nhất trí áp dụng các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Minsk do việc sử dụng bạo lực đối với người biểu tình và, theo nhận định của EU, đã ngụy tạo kết quả bầu cử. Estonia, Latvia và Lithuania đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh vào những nước này với 30 quan chức Belarus.
Theo ông Peter Stano, đại diện cơ quan báo chí của Ủy ban châu Âu và cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại của EU, Liên minh châu Âu vẫn đang tiếp tục hoàn thiện danh sách những người mà EU coi là đối tượng liên quan đến tình hình Belarus để lên kế hoạch áp đặt biện pháp hạn chế.
Tình hình ở Belarus
Các cuộc biểu tình rầm rộ bắt đầu nổ ra trên khắp Belarus vào ngày 9 tháng 8, sau cuộc bầu cử tổng thống mà theo kết quả của Ủy ban bầu cử trung ương, đương kim Tổng thống Alexander Lukashenko đã giành chiến thắng với 80,1% số phiếu ủng hộ. Phe đối lập tuyên bố bà Tikhanovskaya đã thắng trong cuộc bầu cử, người này đã rời sang Lithuania vào tháng 8 vì lý do an ninh. Trong những ngày đầu, các hành động phản kháng đã bị lực lượng an ninh trấn áp. Sau đó, các cơ quan thực thi pháp luật ngừng sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình.
Đọc thêm: