Các nhà báo đã hỏi tổng thư ký rằng liệu các định dạng quốc tế như LHQ và NATO có thể tồn tại trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump hay không, và ông trả lời rằng định dạng đa phương có thể tồn tại bất chấp mọi hoàn cảnh. Đại dịch, biến đổi khí hậu, hỗn loạn môi trường kỹ thuật số, mối đe dọa hạt nhân - tất cả những vấn đề này không thể được giải quyết một cách đơn phương độc mã.
Nhiều vấn đề không thể giải quyết một mình
Đối với sự phản đối và chỉ trích Liên hợp quốc từ Mỹ, Nga và Trung Quốc, ông Antonio Guterres lưu ý rằng các quốc gia này đang làm rất tốt trong việc duy trì hòa bình bằng cách cứu sống mạng người hàng ngày. Khó khăn chỉ là trong lĩnh vực của các cuộc khủng hoảng liên quan đến chính trị và an ninh, do đó sự bất hòa giữa các quốc gia được quan sát ở mức độ lớn hơn trong Hội đồng Bảo an. Nhưng điều này có những hậu quả tiêu cực, giống như hiện nay, khi các quốc gia cần đoàn kết để chống lại coronavirus.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, vắc-xin ngừa coronavirus phải là lợi ích chung, mọi người dân đều phải được tiếp cận với vắc-xin này. Và ý tưởng này được hỗ trợ bởi WHO. Nhưng một số quốc gia đang vội vàng ký hợp đồng với một số nhà sản xuất nhất định để người dân của họ nhận được vắc-xin trước. Để vắc-xin ngừa coronavirus có thể trở thành tài sản chung của mọi người, cần 35 tỷ USD nhưng đến nay mới chỉ có 3 tỷ USD, theo nhà ngoại giao, nếu sáng kiến này thành công, khủng hoảng sẽ được giải quyết trong 2 hoặc 3 năm, còn nếu không, sẽ phải mất từ 5 đến 7 năm để kinh tế thế giới có thể phục hồi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, một mặt, đem tới nguy cơ rằng các vấn đề môi trường sẽ bị lãng quên, mặt khác, nó có khả năng khôi phục nền kinh tế không phải ở dạng trước đây mà ở trạng thái mới, ổn định và bao trùm. Vì vậy, nhà ngoại giao kêu gọi nắm bắt cơ hội và ủng hộ các sáng kiến xanh: chẳng hạn như năng lượng tái tạo, rẻ hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn.
Ông Guterres cũng nói về cuộc khủng hoảng di cư. Theo ông, từ năm 2015, người châu Âu không thể tìm ra phương pháp đối phó với người tị nạn, và điều này dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Trong khi đó, theo ông, cần huy động các thành viên khác nhau của Liên minh châu Âu tham gia vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng, chứ không nên để việc này chỉ là mối lo của các nước biên giới đối mặt trực tiếp với nạn di cư, tờ Le Monde viết.