Sputnik tìm hiểu tình hình ở những quốc gia vẫn chưa thắng nổi coronavirus.
Kỷ lục tiếp theo
Châu Mỹ - cả Bắc và Nam – là châu lục giữ kỷ lục tuyệt đối: hơn 14,7 triệu bệnh nhân, theo WHO. Các quốc gia lớn nhất ở hai lục địa - Hoa Kỳ và Brazil - nằm ở những dòng đầu tiên trong bảng xếp hạng đáng buồn. Có 40 nghìn chẩn đoán mới mỗi ngày.
Ở Mỹ, có những đợt bùng phát trong khuôn viên trường các trường đại học. Cuối tuần qua, 11 tiểu bang đã chứng kiến mức tăng trưởng chóng mặt. Ở đây chưa nói đến California, Florida và Texas, những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi coronavirus.
Tổng thống Donald Trump hứa hẹn rằng sự lây lan dịch bệnh sắp dừng lại, nhưng mô hình máy tính từ Viện đánh giá và đo lường sức khỏe Washington dự tính một mùa đông thảm khốc. Theo dự báo, đến tháng 1, số người chết vì COVID-19 sẽ lên tới 415.000 người, và trong trường hợp xấu nhất là 600.000 người.
Tuy nhiên, Ấn Độ đang dẫn đầu về tỷ lệ lây nhiễm. Vào giữa tháng 8, ở đó 65 nghìn người mắc bệnh mỗi ngày, và một tháng sau - 90 nghìn trường hợp.
Đại dịch không cho phép chính quyền của các nước châu Âu chủ quan, họ đang chuẩn bị cho làn sóng thứ hai. Tình hình khó khăn ở châu Á: các số liệu thống kê ngày càng tồi tệ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông. Do các hoạt động tôn giáo và chính trị, biểu đồ đường cong cũng đi theo hướng tăng lên ở Hàn Quốc.
Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một bang nào tuyên bố lockdown lần thứ hai. Ngoại lệ là trường hợp Israel.
Từ thứ Sáu, ngày 12 tháng 9 đến ngày 9 tháng 11, nước này dặt ở nút tạm dừng. Tất cả các trường, trừ những trường đặc biệt, đều đóng cửa. Nhà hàng, trung tâm mua sắm, cơ sở vui chơi giải trí ngừng phục vụ. Đi dạo tản bộ - chỉ gần nhà, không xa hơn năm trăm mét. Có những sân bay và một số doanh nghiệp tư nhân tuân theo cái gọi là giao thức băng đỏ - nhân viên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách hai mét và thường xuyên đo nhiệt độ.
Việc kiểm dịch trùng với thời điểm bắt đầu lễ kỷ niệm đón Năm mới của người Do Thái.
Dịch bệnh đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa người Israel thế tục và tôn giáo. Sự tức giận của các tín đồ đã đổ lên đầu Ủy viên phụ trách vấn đề coronavirus của Bộ Y tế Ronnie Gamza, người vốn đã được mệnh danh là " vua- corona". Ông nói rằng 80 phần trăm các trường hợp nhiễm bệnh gần đây là cư dân từ các khu vực cực đoan Chính thống giáo. Những con số thống kê như vậy khiến các nhà chức trách nghĩ đến việc đóng cửa trong thời kỳ diễn ra các ngày lễ tôn giáo lớn.
Quyết định không dễ dàng đối với văn phòng các Bộ trưởng, một cuộc thảo luận sôi nổi kéo dài khoảng bảy giờ.
Làn sóng thứ hai
Ở các nước châu Âu, tình hình cũng đáng buồn. Tại Pháp vào ngày 12 tháng 9, kỷ lục về tăng trưởng số ca nhiễm hàng ngày đã được cập nhật - 10,5 nghìn người.
Thủ tướng Pháp Jean Casteks ghi nhận " sự việc xấu đi rõ ràng", và tình trạng này có thể sẽ tiếp tục trong vài tháng. Tuy nhiên, ông không nói gì về các biện pháp hạn chế mới. Mục tiêu của các nhà chức trách hiện nay là không để xảy ra lockdown lần thứ hai và “sống chung” với virus bằng cách sử dụng khẩu trang, tuân thủ khoảng cách vàtest xét nghiệm quy mô lớn, ông giải thích.
Ở phía bên kia kênh đào Anh, tại Vương quốc Anh, các cuộc tụ tập của hơn sáu người đã bị cấm kể từ thứ Hai. Điều này là do sự gia tăng đáng kể số người bị nhiễm bệnh kể từ cuối tháng Năm - trong ba ngày, từ thứ Sáu đến Chủ nhật, hơn mười nghìn thần dân của vương quốc đã bị nhiễm bệnh.
"Quy tắc sáu" đã được biết trước, vì vậy cuối tuần vừa rồi, người Anh tranh thủ đến dự các bữa tiệc và đi dạo. Có nơi, cảnh sát đã phải giải tán tiệc tùng. Ví dụ, ở Nottinghamshire, một thiếu niên đã bị phạt 10 nghìn bảng Anh (970,7 nghìn rúp) vì mời hơn 50 người khách.
Áo cũng quay trở lại chế độ đặc biệt, ở đó, như lời Thủ tướng Sebastian Kurz, đợt dịch thứ hai bắt đầu - hơn một nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Người đứng đầu chính phủ cảnh báo về việc đeo khẩu trang bắt buộc ở những nơi công cộng. Đồng thời, Kurz không loại trừ các biện pháp cứng rắn hơn, và dự báo của ông khá bi quan: các hạn chế khó có thể được dỡ bỏ trước mùa đông.
Tại Tây Ban Nha, quốc gia đầu tiên ở châu Âu phá vỡ mốc nửa triệu người nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh đã gia tăng kể từ giữa tháng Bảy. Khi đó, không có hơn một nghìn trường hợp được phát hiện mỗi ngày, và vào ngày 10 tháng 9, mức tăng đã vượt quá mười nghìn người.
Các nhà chức trách Ấn Độ đã sẵn sàng phê duyệt khẩn cấp vắc-xin chống COVID-19 trong bối cảnh số ca tử vong tăng mạnh - khoảng một nghìn người mỗi ngày. Tổng cộng, virus đã cướp đi sinh mạng của gần 80 nghìn người Ấn Độ.
Covid đã lây nhiễm rất nhanh trong nước chỉ kể từ tháng Bảy. Từ đầu vụ dịch đến giữa mùa hè, một triệu người nhiễm bệnh đã được thống kê. Kể từ ngày 17 tháng 7, số lượng ca nhiễm tương tự đã tăng lên trong vòng ba tuần. Con số 3 triệu bệnh nhân sau 16 ngày, 4 triệu- sau 12 ngày tiếp theo. Theo các nguồn tin khác, gần 6,5 triệu người Ấn Độ đã bị nhiễm bệnh trong tháng Năm. Dân số Ấn Độ có khoảng 1,3 tỷ người. Tỷ lệ tử vong do coronavirus là 1,7%, ở Mỹ - 3%, ở Anh - 11,7%, ở Ý - 12,6%. Tuy nhiên, nhiều người ở Ấn Độ chết tại nhà hơn là ở bệnh viện. Hơn nữa, không phải trường hợp tử vong ở bệnh viện nào cũng được cộng chính thức vào tổng số, vì không phải cơ sở y tế nào cũng truy cập được cổng thông tin của Bộ Y tế.
Đồng thời, xét nghiệm cho đến gần đây vẫn trong tình trạng hỗn loạn. Ở Delhi, cũng như ở một số vùng khác, những người tiếp xúc không có triệu chứng không được sàng lọc cho đến tháng Sáu. Chỉ kể từ tháng 9, người Ấn Độ mới được kiểm tra theo yêu cầu. Mặc dù số lượng test kiểm tra đã tăng gấp đôi, chúng vẫn được thực hiện từ 1 trong 100.000 người Ấn Độ. Ở Hoa Kỳ cũng vậy, cứ 100 nghìn người thì có 150 người được kiểm tra.
Vào tháng 3, chế độ kiểm dịch nghiêm ngặt đã được đặt ra trong nước, nhưng dưới áp lực của chính quyền, các hạn chế đã được nới lỏng vào tháng 5 - cần thiết phải cứu nền kinh tế. Bất chấp sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, tàu điện ngầm đã mở cửa lần đầu tiên sau 4 tháng vào tháng 9, và từ ngày 21, người Ấn Độ sẽ được phép tụ tập đến 100 người.