“Bắc Cực là khu vực mà các chính trị gia Mỹ ít khi chú ý đến, nhưng lại đóng vai trò then chốt trong chính sách của các cường quốc trên thế giới”, - tác giả viết.
Theo ông, do tình hình biến đổi khí hậu mà tại khu vực này đang mở ra nhiều cơ hội kinh tế, và các cường quốc lớn trên thế giới đang thể hiện ý định thống trị khu vực đó ngày càng nhiều hơn.
“Rất đáng tiếc cho các chiến lược gia người Mỹ, Washington đang tụt hậu xa so với các đối thủ của mình”, - Lyons than phiền.
Ông nhắc lại rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc, chỉ có hai tàu phá băng, trong khi hải quân Nga có ít nhất 40 tàu như vậy, và đến năm 2035 họ sẽ có thêm 13 tàu phá băng hạt nhân nữa.
Chuyên gia lưu ý rằng năm 2018, Trung Quốc đã tuyên bố mình là một quốc gia cận Bắc Cực và bắt đầu chuẩn bị cho việc thực hiện sáng kiến “Con đường tơ lụa vùng cực”. Theo quan điểm của ông, rõ ràng là Bắc Kinh, với tư cách là quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực và hợp tác với Nga trong khu vực, đã thể hiện mong muốn quyết tâm trở thành một đối thủ quan trọng trong trò chơi "tương đối độc quyền" này.
"Việc đối đầu với một đối thủ như Nga ở Bắc Cực kéo theo nhiều thách thức, nhưng viễn cảnh cả Nga và Trung Quốc cùng nhau thách thức những lợi ích của Mỹ ở Bắc Cực - đó là một dạng techno thriller tiềm tàng (truyện kinh dị chủ đề kỹ thuật) và là cơn ác mộng mà Mỹ hoàn toàn chưa sẵn sàng để đối phó", - Lyons nói.
Ông nói thêm rằng Bắc Cực không chỉ là "hành lang tiềm năng để đua tranh chiến lược", và cũng không chỉ là "một nền tảng tiềm năng để hợp tác mở rộng giữa các cường quốc".
"Trò chơi này đã bắt đầu và các chính trị gia Mỹ đang tụt hậu so với các đối tác từ những nước khác trong việc đối phó với mối đe dọa này", - chuyên gia kết luận.