https://kevesko.vn/20200916/y-kien-chuyen-gia-cac-dieu-kien-do-hoa-ky-neu-ra-de-gia-han-start-3-la-khong-thuc-te-9483763.html
Ý kiến chuyên gia: các điều kiện do Hoa Kỳ nêu ra để gia hạn START-3 là không thực tế
Ý kiến chuyên gia: các điều kiện do Hoa Kỳ nêu ra để gia hạn START-3 là không thực tế
Sputnik Việt Nam
GENEVA (Sputnik) - Các điều kiện của Hoa Kỳ để gia hạn hiệp ước START-3 là không thực tế, để làm được như vậy cần phải ký kết một hiệp ước mới, điều này sẽ mất... 16.09.2020, Sputnik Việt Nam
2020-09-16T14:01+0700
2020-09-16T14:01+0700
2020-09-16T14:01+0700
https://cdn.img.kevesko.vn/img/434/77/4347705_0:107:2048:1259_1920x0_80_0_0_d523f80d57b3e4058f72d6b2feb72e65.jpg
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2020
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/434/77/4347705_114:0:1934:1365_1920x0_80_0_0_b89d9acf03f4721ddec2252c85364459.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến
Ý kiến chuyên gia: các điều kiện do Hoa Kỳ nêu ra để gia hạn START-3 là không thực tế
GENEVA (Sputnik) - Các điều kiện của Hoa Kỳ để gia hạn hiệp ước START-3 là không thực tế, để làm được như vậy cần phải ký kết một hiệp ước mới, điều này sẽ mất nhiều thời gian, đây là quan điểm của ông Yuri Nazarkin, trưởng phái đoàn đàm phán của Liên Xô với Hoa Kỳ về hiệp ước START-1 mà ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Việc gia hạn hiệp ước START-3 hiện tại là một chuyện. Bản thân hiệp ước này quy định gia hạn một lần trong 5 năm. Và nếu công nhận các điều kiện mà Hoa Kỳ đưa ra, thì chúng ta có thể nói về một hiệp ước mới. Việc chuẩn bị và ký kết đòi hỏi các cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn", - ông nói.
10 Tháng Chín 2020, 11:09
Theo ông Nazarkin, ví dụ, yêu cầu bao gồm vũ khí hạt nhân chiến thuật trong START-3 sẽ đòi hỏi ký kết một hiệp ước hoàn toàn mới, vì việc kiểm soát các loại vũ khí này khác với các phương tiện vận chuyển vũ khí tấn công chiến lược.
Quá trình tốn kém về thời gian
"Về việc đưa Trung Quốc vào hiệp ước này, tôi sẽ nói với các bạn rằng đây là những yêu cầu hoàn toàn không thực tế. Tất nhiên đây sẽ là điều tốt bởi Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga là ba cường quốc hạt nhân, nhưng còn có Pháp, Anh, Ấn Độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên, mặc dù Bình Nhưỡng vẫn không có nhiều vũ khí như vậy ... Nhưng, tôi nhắc lại, đây sẽ là một hiệp ước hoàn toàn mới", - ông nói.
Chuyên gia tin tưởng rằng rất ít khả năng cuộc đàm phán về một thỏa thuận như vậy sẽ bắt đầu trong tương lai gần, bên cạnh đó, đây sẽ là một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức.
Ông Nazarkin kết luận: "Do đó, cần phải gia hạn hiệp ước hiện tại, điều này có thể cho phép các bên đàm phán về một văn kiện mới, nhằm giảm mức vũ khí chiến lược và có thể xem cách cải thiện khả năng kiểm soát chúng".