Quan hệ Mỹ-Iran
Trước đó, cũng trong ngày Chủ nhật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống Iran đã có hiệu lực trở lại. Dù bản thân tổ chức thế giới không đồng ý với điều này. Tuy nhiên, như ông Pompeo đe doạ, những nước nào dám không tuân thủ «nghĩa vụ» trong việc thực thi trừng phạt thì chắc chắn ngay trong những ngày gần tới sẽ phải hứng chịu «hậu quả» từ hành động đơn phương của Hoa Kỳ.
«Hôm nay là một ngày đáng nhớ trong lịch sử ngoại giao của chúng ta. Với tư cách là nước thúc đẩy các lợi ích riêng của mình bằng vũ lực, Hoa Kỳ đã ra sức trong khoảng 2,5 năm để khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong quan hệ với Iran, một quá trình sẽ đi đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi trong những tháng gần đây», - Tổng thống Rouhani tuyên bố trên truyền hình Iran.
Theo lời ông, việc Hoa Kỳ cố gắng gây áp lực tối đa với Iran đã khiến Washington bị cô lập tối đa.
Nghị quyết 2231
Nghị quyết 2231, được thông qua vào năm 2015, có cơ chế tự động gia hạn các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran nếu nước này không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo JCPOA. Cơ chế này đã hoạt động 10 năm kể từ năm 2015.
Vấn đề hạt nhân của Iran
Iran và “Nhóm 6 nước” đàm phán quốc tế vào tháng 7/2015 đã đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề phát sinh từ lâu về chương trình hạt nhân của Iran. Các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng trời đã kết thúc bằng việc thông qua Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nếu kế hoạch này được thực hiện thì Iran sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt về kinh tế và tài chính do Hội đồng Bảo an LHQ, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu áp đặt.
Ngoài ra, thỏa thuận còn có điều khoản quy định rằng lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ được dỡ bỏ trong vòng 5 năm, việc cung cấp vũ khí có thể diễn ra sớm hơn với điều kiện được Hội đồng Bảo an LHQ cho phép. Thỏa thuận ở dạng ban đầu thậm chí không tồn tại được ba năm: vào tháng 5 năm 2018, Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Tehran.
Đọc thêm: