Giáo hoàng nói về hai con đường mà đại dịch mang lại cho nhân loại

© AFP 2023 / Alessandra TarantinoGiáo hoàng La Mã Francis
Giáo hoàng La Mã  Francis - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng toàn cầu xung quanh đại dịch coronavirus đang thay đổi cách sống của con người, và "sẽ không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng giống như trước đây", Giáo hoàng Francis nói trong bài phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ trong tuần này.

Thế giới sau đại dịch

Theo ông, đại dịch sẽ tạo cơ hội cho việc chuyển đổi và suy nghĩ lại về lối sống "mà đang làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo dựa trên sự phân bổ nguồn lực không công bằng", hoặc nó có thể trở thành lý do để "quay trở lại chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tinh hoa".

Đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft - Sputnik Việt Nam
Tại LHQ, Mỹ chỉ trích Việt Nam và các nước khác chi ngân sách ít ỏi cho cuộc chiến chống đại dịch
"Chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn hai con đường khả thi. Một đường dẫn đến việc củng cố chủ nghĩa đa phương như một biểu hiện của ý thức đổi mới về trách nhiệm chung toàn cầu. Một con đường khác sẽ nêu bật chủ nghĩa tự cung tự cấp, chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ, cá nhân và sự cô lập, loại trừ người nghèo, những người dễ bị tổn thương và những người sống ở ngoại vi Cuộc sống. Con đường này chắc chắn sẽ gây hại cho toàn bộ xã hội, không nên để chiếm ưu thế", - Giáo hoàng Francis nói

Giáo hoàng cho biết đại dịch Covid đã làm nổi bật nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản trên toàn cầu. Về vấn đề này, người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã kêu gọi lãnh đạo các nước và ngành công nghiệp dược phẩm "không tiếc công sức" để đảm bảo khả năng tiếp cận vắc xin chống lại COVID-19.

Giáo hoàng Bergoglio nói: “Chúng ta phải thừa nhận các cuộc khủng hoảng nhân đạo đã trở thành hiện thực”.

Hai cách mà đại dịch mang lại cho người

Trong bài phát biểu của mình, giáo hoàng nói về tác động tiêu cực của đại dịch đối với thị trường lao động, vấn đề di cư và sự trừng phạt đối với những vi phạm nhân quyền, bao gồm cả sự đàn áp tôn giáo.

IMF - Sputnik Việt Nam
IMF thông báo về dấu hiệu phục hồi kinh tế toàn cầu
“Chúng ta không thể không thừa nhận tác động tàn khốc của cuộc khủng hoảng COVID-19 đối với trẻ em, bao gồm cả những người di cư và tị nạn trẻ em không có người lớn đi kèm”,  giáo hoàng nói. Giáo hoàng Francis, đề cập đến sự gia tăng bạo lực đối với trẻ em, bày tỏ lấy làm tiếc khi "một số quốc gia và tổ chức đang khuyến khích phá thai như một trong những cái gọi là 'dịch vụ thiết yếu' được cung cấp để ứng phó nhân đạo với đại dịch"

"Đại dịch đã cho thấy chúng ta không thể sống thiếu nhau hoặc tệ hơn nữa là đối đầu với nhau", - ông nói ở cuối bài phát biểu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала