Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là một trong những người đầu tiên nói chuyện với tân Thủ tướng Nhật Bản qua điện thoại. Ông Trump chúc mừng tân Thủ tướng Nhật Bản đắc cử, còn ông Suga xác nhận ý định trung thành với liên minh quốc phòng cùng với Hoa Kỳ. Và không chỉ củng cố liên minh mà còn tăng cường để khiến Trung Quốc e sợ, quân đội hai nước sửa soạn tiến hành những cuộc tập trận chung gần quần đảo Senkaku mà lâu nay Bắc Kinh vẫn tuyên bố tham vọng chủ quyền.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu tăng chi tiêu cho nhu cầu quân sự của đất nước. Mức kinh phí ngân sách quốc phòng có thể thành kỷ lục là 4,5 nghìn tỷ yên. Số tiền này sẽ được dùng để tạo lập đơn vị về không gian mạng riêng biệt của Lực lượng Phòng vệ, chi cho những máy bay chiến đấu mới và đảm bảo hệ thống phòng không. Động thái như vậy của Chính phủ Nhật Bản rõ ràng là hợp ý Trump và ê-kip của ông, vốn đang hô hào các đồng minh trong đó có Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, bước đi đó khó gợi sự chấp thuận ở Matxcơva và Bắc Kinh. Tại các thủ đô này mọi người còn nhớ những gì dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ 20 – đó là cuộc xâm lược vũ trang của người Nhật chống cả Trung Quốc và Nga. Ký ức đen tối này thì cả Bình Nhưỡng và Seoul cũng ghi nhớ.
Đăng đàn phát biểu tại phiên họp kỷ niệm chẵn của Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi công bố về nguyện vọng của Tokyo: Nhật Bản muốn trở thành Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng nếu đất nước này tiép tục đi theo con đường tăng cường quân sự hóa hơn nữa, hẳn là các cường quốc khó có thể tán đồng với mong đợi đó.
Chính phủ mới sửa soạn tích cực triển khai biến khái niệm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành hiện thực. Và như đang thấy, tân nội các này sẽ không phản đối việc chuyển đổi QUAD (Đối thoại An ninh Bốn bên) thành một kiểu NATO châu Á. Trong tương quan đó, sẽ thấy ở Đông Nam Á vang lên không ít tiếng nói phản đối kịch bản diễn biến sự kiện như vậy.
Liệu kế hoạch của ông Toshimitsu Motegi có đứng vững?
Hồi đầu năm nay, khi phát biểu tại Jakarta, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi đã đề xuất một chương trình mới về sự hợp tác của Nhật Bản với các nước thành viên ASEAN. Khi đó người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Nhật Bản đã nhấn vào ba hướng hợp tác: cùng giáo dục con người, cùng hình thành thể chế, «tích lũy trí tuệ».
Hướng đầu tiên dự trù đào tạo chuyên gia ở các nước Đông Nam Á, những người sẵn sàng làm việc trong các ngành công nghiệp hiện đại tiên tiến nhất. Trong khuôn khổ hướng hợp tác thứ hai theo đuổi mục tiêu ứng nghiệm tại các nước ASEAN những chuẩn mực và nguyên tắc dân chủ tự do. Hướng thứ ba trông giống như một lời hiệu triệu tập hợp tất cả «những ý tưởng thông thái» để giải quyết các vấn đề toàn cầu của thời đại chúng ta, ví dụ như vấn đề môi trường.
Bây giờ, chuyển từ nội các của ông Abe sang vị trí thuộc cấp của ông Suga, hẳn là Ngoại trưởng Motegi không thay đổi nhãn quan. Mà chính bản thân Thủ tướng Suga có vẻ cũng đang tiếp tục đường lối của người tiền nhiệm Abe. Như vậy có nghĩa là bạn bè và đối thủ của Nhật Bản sẽ vẫn như cũ.