Anh đã có cơ hội tham gia thực hiện công việc vận chuyển vắc-xin đến Mỹ Latinh.
Sebastian Beltrame đã xuất hiện từ lâu trên truyền hình Uruguay. Kể từ năm 2002, anh đã sản xuất một số phim truyền hình về những chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi anh ta lại nghĩ đến một chuyến đi mới ngay sau khi mở cửa biên giới, mặc dù vẫn có những biện pháp hạn chế trong các chuyến bay do COVID-19.
Vào giữa tháng 9, anh đã trở thành người nước ngoài đầu tiên bước vào phòng thí nghiệm nơi sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga - loại vắc xin được đăng ký đầu tiên trên thế giới để phòng ngừa COVID-19.
MC truyền hình, người Uruguay, không ngại về diễn biến phức tạp có thể xảy ra trên đường bay giữa Madrid và Matxcơva trong thời gian đại dịch, và anh nhớ đến chuyến đi đến Nam Cực mà anh đã thực hiện vào đầu năm 2020, khi kỷ niệm 200 năm kể từ khi nhà thám hiểm người Nga Bellingshausen phát hiện lục địa này.
Nhờ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa các trạm nghiên cứu của Uruguay và Nga tại Nam Cực, Beltrame đã có cơ hội tìm hiểu các công việc của Viện Bering-Bellingshausen về Nghiên cứu Châu Mỹ (IBBA), có trụ sở tại Montevideo, và gặp gỡ với Chủ tịch IBBA Sergei Brilev. Chính ông Brilev đã mời những người Uruguay đến Matxcơva để làm quen với quy trình sản xuất vắc xin Sputnik V.
Beltrame cũng đã liên hệ với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), tổ chức điều phối đầu tư quốc tế vào Nga và đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ sản xuất vắc xin tại Viện nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya.
Một trong những thỏa thuận quan trọng nhất vừa được RDIF ký kết là thỏa thuận với công ty dược phẩm Nga R-Pharm để sản xuất vắc xin tại phòng thí nghiệm của công ty ở thành phố Yaroslavl, cách Matxcơva khoảng 250 km. Nhờ RDIF, chuyến thăm của nhà báo Beltrame đến cơ sở này ở Yaroslavl đã nhận được sự chấp thuận.
Nhưng vẫn có một trở ngại: biên giới của Nga bị đóng cửa với khách du lịch, vì vậy thủ tục nhập cảnh vào đất nước này khá rườm rà, và việc đến Madrid cũng là vô cùng khó khăn. Anh Beltrame bắt đầu tìm kiếm những chuyến bay còn lại, và cuối cùng đã phát hiện một chuyến bay đến Matxcơva qua Istanbul.
Thủ tục sau khi nhập cảnh đã trở nên phức tạp hơn do đại dịch, các yêu cầu đối với tất cả người nước ngoài vào Nga đã thay đổi, bao gồm cả người Uruguay, những người thường không cần thị thực. Sau nhiều giờ chờ đợi, Beltrame và người bạn đồng hành của anh đã nhận được giấy phép do đích thân Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk ký.
“Tôi rất thích văn hóa Nga. Tôi rất vui mỗi khi đến Nga vì đây là một nền văn hóa rất phong phú. Ngoài ra, tôi có cơ hội tìm hiểu những chi tiết về vắc-xin, vì ở Uruguay và Mỹ Latinh chỉ có những thông tin tiêu cực về vắc xin Nga", - Sebastian Beltrame cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Công việc và kết quả
Sau cuộc gặp tại Quỹ RDIF, Beltrame đã đi tàu đến Yaroslavl để đến thăm phòng thí nghiệm sản xuất vắc-xin vào ngày 16 tháng 9. Tất cả những gì Beltrame đã thấy ở đó khác hẳn dự đoán của anh.
“Tôi đã nghĩ rằng, tại phòng thí nghiệm này phải có các biện pháp an ninh giống như trong một doanh nghiệp quân sự, nhưng, đây là nơi làm việc bình thường, ở đó các nhà khoa học làm công việc nghiên cứu hàng ngày”, - anh chia sẻ.
Sau khi đi tham quan nhà máy và trò chuyện với ban quản lý và các nhà nghiên cứu, Beltrame đã có cảm giác rằng, những nhà khoa học này có thể “không hiểu hết tầm quan trọng của những gì họ đang làm".
“Sự phát triển của vắc-xin có nghĩa là loài người đã đạt được tiến bộ ấn tượng, nhưng, đối với họ, cứu sống là những việc làm hàng ngày”, - anh nói.
Dựa theo quan sát của mình, anh Beltrame rút ra kết luận về đặc điểm của người Nga:"Họ không quan tâm đến hình ảnh, họ quan tâm đến kết quả". Vì đất nước mà họ sinh sống là quá rộng, người Nga không thấy cần thiết phải giới thiệu với người nước ngoài tất cả những gì họ đang làm".
"Họ đạt được kết quả rất tốt, nhưng không tập trung vào việc tiếp thị. Đây là ấn tượng của tôi về người dân Nga", - anh kết luận.
Phát tán thông tin sai lệch về Nga
Người Uruguay cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng, phòng thí nghiệm này cũng đang sản xuất vắc-xin do Đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca phát triển. Điều này xóa bỏ những nghi ngờ về việc Nga "ăn cắp công thức" vắc-xin của Anh, mà một số phương tiện truyền thông đưa ra cáo buộc như vậy.
Sau khi biết được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi, Beltrame khẳng định rằng, trong nhiều trường hợp Mỹ Latinh không nhận được thông tin chính xác về Nga và những thành tựu của nước này, mà chỉ nhận những thông tin sai sự thật.
Anh nói: "Thông tin mà chúng tôi đã nhận được ở Mỹ Latinh là sai sự thật. Chúng tôi bị tấn công bởi những thông tin sai lệch và mâu thuẫn".
Những thông tin sai sự thật về nội dung này có thể dẫn đến việc các nước Mỹ Latinh sẽ không tin tưởng vào vắc-xin Sputnik V. Theo anh, nhiều nước phương Tây không biết gì về hoạt động trước đây của Viện Gamaleya vì thế họ rất ngạc nhiên khi biết về sự ra đời của vắc-xin Nga. Họ nghĩ rằng, vắc xin Sputnik V đã xuất hiện "từ hư không".
"Nếu chúng tôi có thông tin chính xác, chúng tôi có thể đưa ra những quyết định đúng đắn mà không rơi vào tình huống mà chúng tôi không hiểu. Đây là lý do tại sao chúng tôi đã đến đó để nhận được thông tin trực tiếp về các sự kiện", - anh nói thêm. Beltrame cho biết rằng, anh đang bị cách ly phòng ngừa ở Montevideo và đang chuẩn bị phát sóng phim tài liệu mà anh đã quay ở Nga.
Nhưng, Beltrame không dừng lại ở đó. Sau khi trở về Uruguay, anh bắt đầu thiết lập quan hệ với các công ty của Uruguay để tìm hiểu khả năng ký kết thỏa thuận với phòng thí nghiệm Nga về chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin ở Uruguay trong tương lai.
"Vì tôi là người nước ngoài duy nhất đến được nhà máy đó, tôi sẽ thật ích kỷ nếu không chia sẻ thông tin này",- anh giải thích.
Đọc thêm: