Cảnh giác cá nhân
“Giờ đây, chúng ta đã biết nhiều hơn về căn bệnh nguy hiểm này so với cách đây vài tháng. Và kết quả của những nỗ lực chung của chúng ta trong cuộc chiến chống coronavirus đang phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Để dịch không tái diễn như hồi mùa xuân, cần áp dụng các các biện pháp hạn chế quy mô lớn, vốn rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và tạo gánh nặng cho người dân", – Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo người dân Nga.
Nguyên thủ quốc gia ra lời kêu gọi dân chúng vì tình hình dịch tễ ngày càng trở nên tồi tệ. Trong ngày thứ hai liên tiếp - ở Nga có hơn 800 000 ca nhiễm mới. Như hồi mùa xuân, các ca nhiễm mới nhiều nhất là ở Moskva, St.Petersburg và ngoại ô Moskva. Hôm qua, khoảng 2.300 ca nhiễm mới được phát hiện ở thủ đô, ở các thành phố khác – khoảng 200 người.
Cư dân Moskva và ngoại ô Moskva trên 65 tuổi được khuyến nghị tự cách ly trong nhà. Các trường học ở thủ đô sẽ nghỉ học hai tuần, kể từ ngày 5 tháng 10.
"Theo khuyến nghị của các bác sĩ vệ sinh dịch tễ, có tính đến các bệnh cảm lạnh gia tăng trong mùa thu và số bệnh nhân được xác định KOVID, tôi quyết định tăng thời gian nghỉ thu của học sinh. Đồng thời, các trường sẽ không học từ xa” - thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin giải thích.
Vacicne ngừa coronavirus "Sputnik V" của Nga
Tuần trước, các chuyến bay với Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Hàn Quốc đã được khôi phục. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngay lập tức mời Tổng thống Putin tới thăm Seoul và thảo luận về quan hệ song phương.
"Tôi sẽ đến thăm Triều Tiên, nhưng trước tiên tôi sẽ tiêm vacicne ngừa coronavirus của Nga", nhà lãnh đạo Nga trả lời.
Vacicne Sputnik V đã được đăng ký hồi tháng 8 và đến tháng 9 đã được chuyển đến các hiệu thuốc. Hầu hết tất cả các khu vực của Nga đều đã nhận được vacicne này. Mới đây, lô vacicne đầu tiên đã được gửi đến Belarus. Tiêm chủng tự nguyện sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.
Các nước Mỹ Latinh, châu Á và thậm chí Mỹ đã bày tỏ sự sẵn sàng mua vacicne Sputnik V. Tổng thống Putin hứa sẽ giúp đỡ. Ngoài ra, trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, ông Putin đã đề nghị các nhân viên của tổ chức này phải được tiêm phòng loại vacicne của Nga.
Tiêm phòng trước bầu cử Mỹ
Khi Nga đăng ký vacicne ngừa coronavirus đầu tiên trên thế giới, nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ. Các trung tâm nghiên cứu hàng đầu ở Châu Âu và Mỹ đã hoài nghi về độ tin cậy của thuốc Nga. Người ta lưu ý rằng không thể thực hiện các kiểm tra chất lượng trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
Moskva giải thích: nghiên cứu đang được tiến hành và chưa có phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những người tình nguyện.
Khi tỷ lệ mắc bệnh tăng lên trên thế giới, sự hoài nghi về vacicne của Nga dần dần mất đi. Donald Trump cũng bắt đầu quan tâm đến các diễn biến nước ngoài. Trump nhấn mạnh rằng hiệu quả của vacicne khiến ông ta quan tâm nhiều hơn là nước nào sản xuất: "Tôi sẽ rất vui khi trở thành người đầu tiên thử nghiệm vacicne ở Mỹ. Điều quan trọng chủ yếu là nếu nó tốt cho người dân Mỹ."
Theo Trump, vacicne của Mỹ gần như đã sẵn sàng. Tổng thống Mỹ lưu ý rằng không thể chậm trễ được nữa. Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về số ca nhiễm: 7,16 triệu. Hơn 205 nghìn người chết.
Tại Mỹ có một số trung tâm nghiên cứu vacicne. Công ty công nghệ sinh học Inovio được cho là sẽ thông báo về việc hoàn thành công việc vào mấy ngày trước, nhưng các thử nghiệm đã bị đình chỉ. Được biết, lý do không phải là tác dụng phụ, mà do phát sinh một số trục trặc kỹ thuật.
Người Mỹ có thái độ cảnh giác đối với lời kêu gọi tăng tốc độ tiêm chủng của Trump. Tổng thống bị cáo buộc cố gắng tìm cách ghi thêm điểm chính trị cho bản thân mình.
Hôm qua, tất cả các bang đều nhận được hướng dẫn chuẩn bị cho việc tiêm chủng hàng loạt từ ngày 1/11. Các cơ quan y tế địa phương được khuyến cáo không nên tạo ra các rào cản quan liêu giả tạo.
Anthony Fauci, trưởng nhóm dịch tễ học của Hoa Kỳ, thừa nhận rằng việc tiêm chủng có thể bắt đầu trước khi hoàn thành các thử nghiệm. Điều kiện chính là kết quả tốt.
Vương quốc Anh và vacicne
Làn sóng coronavirus thứ hai đang đe dọa Vương quốc Anh. Mỗi ngày ở nước này có hơn bốn nghìn ca nhiễm mới, mặc dù một tháng trước dịch đã giảm dần. Tổng cộng ở Anh có khoảng nửa triệu người mắc bệnh, 42 nghìn người bị chết.
Người Anh bị cấm gọi đồ ăn ở hàng quán công cộng, các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa muộn nhất là mười giờ tối. Trong các phương tiện giao thông, nơi công cộng phải thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và găng tay. Không có sự kiện đại chúng. Trong đám cưới, đám tang phải đảm bảo tối thiểu người tham gia.
Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo rằng nếu người dân Anh không tuân thủ các quy tắc này, chính quyền sẽ thực hiện các biện pháp kiểm dịch cứng rắn.
“Trong đại dịch mà không có vắc xin thì 100% là chúng ta không thể trở lại cuộc sống bình thường, vì vậy cần phải đặt ra các ưu tiên”, Thủ tướng Anh giải thích.
Như các quốc gia hàng đầu khác, Vương quốc Anh đã dốc toàn lực để tạo ra vacicne. Các nghiên cứu của công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển AstraZeneca, được thực hiện cùng với Đại học Oxford, được coi là hứa hẹn nhất. Các nhà khoa học cho biết, thử nghiệm đã ở giai đoạn cuối và việc sản xuất hàng loạt sẽ được bắt đầu. Nhưng vào đầu tháng 9, kết quả thử nghiệm đã bị đình chỉ - một trong những tình nguyện viên bị phát hiện viêm tủy sống. Chẩn đoán này dường như không liên quan trực tiếp đến việc tiêm phòng, nhưng các nhà khoa học quyết định không mạo hiểm.
Tiêm chủng ở Trung Quốc
Cho đến nay, Trung Quốc kiểm soát được coronavirus: suốt toàn bộ đại dịch, nước này chỉ có 85.372 người bị nhiễm. Bây giờ mức tăng hàng ngày là khoảng 30 người. Hơn nữa, tất cả các ca nhiễm mới đều từ nước ngoài nhập cảnh về nước.
Các công ty dược phẩm Trung Quốc đã đồng thời phát triển chín loại vacicne và các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra. Bốn loại vacicne đã ở giai đoạn cuối. Theo các nhà chức trách, tiêm chủng đại trà sẽ bắt đầu vào tháng 11 hoặc tháng 12.
Để bảo vệ tất cả các bộ phận dân cư, chính quyền đang xem xét khả năng tiêm chủng không chỉ qua đường tiêm – nước này đang phát triển loại vacicne ở dạng xịt mũi.
Các nhà khoa học giải thích: “Ưu điểm của vacicne qua đường mũi là tạo ra miễn dịch toàn thân và tại chỗ, vacicne xịt vào mũi và họng sẽ ngay lập tức bắt đầu chống coronavirus”.
Trong khi đó, việc có nhiều loại vacicne như vậy đã khiến châu Âu hoài nghi. Thậm chí, ấn bản El Pais đăng tin rằng tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp các nghiên cứu của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các nhà báo đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.
Tây Ban Nha nói rằng không có bất kỳ cuộc tấn công mạng nào và họ đang chế tạo vacicne theo kế hoạch.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - hôm nay cho biết Việt Nam đã chủ động triển khai các hoạt động về nghiên cứu sản xuất vacicne trong nước cũng như tăng cường tiếp cận các vaccine trên thế giới.
Theo đó, Việt Nam là một trong 92 quốc gia tham gia chương trình "Giải pháp tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu" (COVAX Facility) và được GAVI COVAX AMC cam kết hỗ trợ. Với mục tiêu cung ứng 2 tỷ liều vaccine vào cho các quốc gia vào cuối năm 2021 cho khoảng 20% dân số của các quốc gia thành viên của COVAX Facility, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận và được cung ứng sớm các vaccine trong danh mục của COVAX AMC.
Là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất vaccine trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine "made in Vietnam" cho người Việt Nam. Bộ Y tế đã chỉ đạo các nhà sản xuất trong nước tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.
Hiện nay, 4 nhà sản xuất vaccine COVID-19 tại Việt Nam là Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) và Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN. Dự kiến trong năm 2021 sẽ có ít nhất một nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, III tại Việt Nam.