Đối với người Việt, Trung thu được coi là Tết của thiếu nhi, khi những đứa trẻ ngóng chờ được rước đèn ông sao, đeo mặt nạ, cầm đồ chơi đi quanh xóm làng, khu phố. Nhưng Trung thu cũng là ngày hội của người lớn, trong không khí náo nhiệt rộn ràng, tất cả sum vầy bên mâm cơm cúng gia tiên, ăn bánh nướng (thường là nhân trứng muối, hạt sen, trà xanh, đậu xanh), bánh dẻo, cùng chuẩn bị đồ chơi cho con trẻ.
Được cho rằng có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt, khi khí trời mát mẻ, thu hoạch mùa màng bội thu, Tết Trung thu là dịp người dân khắp đất nước mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi, cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Ngày nay, Trung thu của người Việt khác nhiều so với Tết Trung thu truyền thống đẹp, hiện đại và thuận tiện – nhưng vẫn giữ nguyên những nét thuần khiết, phong tục tập quán tốt đẹp: Cúng trăng, thưởng nguyệt, chơi trăng, thi cỗ, thi đèn, hát trống quân, múa lân (múa Sư tử), rước đèn, vui hội… Mỗi người Việt không chỉ là chơi Trung thu, mà còn mong giữ trong mình hương vị, bản sắc tốt đẹp của quê hương, dân tộc.